Ảnh hưởng của tiểu đường đối với cơ thể

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi và cách chăm sóc

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường khó điều trị hơn và có những biến chứng phức tạp, nguy hiểm hơn. Chính vì thế cần phải có cách chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi một cách khoa học để ổn định đường huyết hiệu quả và hạn chế các biến chứng tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose. Do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi. Ngoài ra, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu hoặc lối sống ít vận động.

bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Tiểu đường là một trong những bệnh người cao tuổi hay gặp. Gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể. Nhất là về các bộ phận như mắt, thần kinh, thận, tim và mạch máu.

Người cao tuổi bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng. Và tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Bởi ngoài các biến chứng về vi mạch và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…). Đây là 2 nguyên nhân chính gây tử vong. Bệnh tiểu đường còn làm cho họ dễ bị trầm cảm. Làm suy giảm nhận thức, ngã, gãy xương…

Đặc điểm của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có những đặc điểm lâm sàng đặc biệt. Khác với bệnh nhân tiểu đường bình thường đó là:

  • Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Triệu chứng không điển hình.
  • Chứng bệnh phát sinh theo nhiều hơn và nặng hơn.
  • Khi chẩn đoán dễ sai sót.
  • Tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, các thầy thuốc và bệnh nhân cần chú ý nhiều hơn.

Vì triệu chứng bệnh tiểu đường ở người cao tuổi không mang tính điển hình nên dễ chẩn đoán sót và chẩn đoán sai. Nhìn chung, ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, nếu có triệu chứng thì cũng rất nhẹ. Ví dụ như: không ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều…

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi nguy hại thế nào?

Với những đặc điểm riêng về độ tuổi nên người cao tuổi bị bệnh tiểu đường cũng phải đối mặt với những mối nguy hại riêng như:

  • Xuất hiện thêm chứng bệnh tim mạch và mạch máu não. Đó là một trong những yếu tố đe dọa sự sinh tồn ở người bệnh cao tuổi.
  • Các biến chứng bệnh tiểu đường làm cho người cao tuổi bị tàn phế cũng là một mối đe dọa thường xuyên.
  • Biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa.
  • Biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu não của bệnh tiểu đường thì thường làm hoại thư. Khi mức độ trở nên nghiêm trọng thì phải cắt cụt chân. Gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong.
  • Người cao tuổi bị tiểu đường còn thường bị giảm sút trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm, Alzheimer…

Những lưu ý khi điều trị bệnh

Ngoài những nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường nói chung. Khi điều trị bệnh nhân tiểu đường là người cao tuổi, chúng ta cần phải chú ý thêm những điểm sau đây:

  • Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao. Phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao.
  • Mức đường máu cần đạt được ở người già có thể cao hơn người trẻ tuổi. Cụ thể là đường máu lúc đói cần dưới 8,3mmol/l, còn đường máu sau ăn cần dưới 12,2mmol/l.
  • Các bệnh nhân cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường ở người già nhưng bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và kiểm tra chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị. Phải tuyệt đối tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ khi dùng thuốc.
  • Cũng giống như bệnh nhân trẻ, các biện pháp điều trị bệnh tiểu đường ở người già trước tiên là thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn và giảm cân.
  • Khi mới bắt đầu điều trị, phải kiểm tra đường máu thường xuyên cả lúc đói, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ… Ngay cả khi bệnh nhân không có biểu hiện bị hạ đường máu.

Chế độ chăm sóc người cao tuổi bị bệnh tiểu đường

Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao như: mệt mỏi, khát nước nhiều, đái nhiều,…  Phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường huyết quá cao. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân…  Cần phải được áp dụng kiên trì và liên tục thì sức khỏe của người cao tuổi mới được cải thiện. Người cao tuổi nên thực hiện chế độ sau:

Tập thể dục điều độ

Việc thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng với người cao tuổi. Người chăm sóc nên khuyến khích người bị bệnh tiểu đường tập thể dục. Nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đề phòng nhiễm trùng. Điều trị ngay các vết thương xây xát tay chân, làm tốt vệ sinh răng miệng…

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nên ăn uống thanh đạm, ăn nhiều rau xanh. Giảm bớt tinh bột, các thức ăn chứa nhiều mỡ có nguồn gốc động vật. Thay thế bằng thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc… Bên cạnh đó, nên hạn chế các thức ăn cung cấp chất đường nhanh, chủ yếu là những thức ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, trái cây ngọt như mít, xoài, dứa….

bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Chế độ dinh dương hợp lý cho bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Cần chú ý làm giảm cân nếu có béo phì hoặc thừa cân bằng chế độ ăn uống giảm calo. Nhưng vẫn phải bảo đảm các vitamin, nhất là vitamin nhóm B.

Dùng đúng loại thuốc

Bên cạnh chế độ ăn uống hay sinh hoạt hợp lý thì người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường cần sử dụng đúng các loại thuốc tiểu đường trong Tây Y theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dùng đúng liều lượng vì thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Nếu sử dụng quá liều sẽ có nguy cơ gây hạ đường huyết nguy hiểm. Nếu dùng không đủ liều sẽ giảm hiệu quả tác dụng của thuốc./.