nước ép cho người tiểu đường

Một số loại nước ép cho người tiểu đường nên dùng

Bệnh nhân tiểu đường nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm tiêu thụ đường, dầu mỡ và tăng cường các môn thể thao vận động.Bên cạnh đó, các loại nước ép bổ sung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh, ngăn chặn biến chứng bệnh hiệu quả. Vậy đâu là các loại nước ép cho người tiểu đường?

nước ép cho người tiểu đường
Nước ép cho người tiểu đường

Nước ép khổ qua

Nếu người bệnh tiểu đường thích ăn khổ qua và chịu được vị đắng của khổ qua có thể dùng nước ép này để ổn định đường huyết. Đúng vậy, hoạt chất có trong khổ qua có khả năng kích hoạt quá trình sản sinh insulin trong cơ thể. Ngoài ra, khổ qua còn rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn quá trình hình thành chất béo có lợi cho quá trình kiểm soát cân nặng, ổn định mỡ máu vừa có lợi cho đường huyết vừa tốt cho tim mạch và huyết áp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Khổ qua: 1 trái
  • Nước lọc: 1 ly 200ml
  • Chanh tươi: 1 quả
  • Muối ăn: ¼ muỗng
nước ép cho người tiểu đường
Nước ép khổ qua cho người tiểu đường

Cách thực hiện

Khổ qua chẻ đôi, loại bỏ phần hạt bên trong sau đó thái thành miếng nhỏ và ngâm trong nước lạnh trong vòng 30 phút sau đó cho vào máy ép lấy nước. Chanh vắt lấy nước cốt hòa chung với muối và sau đó cho vào chung với nước ép khổ qua. Có thể không dùng muối nếu gặp phải bệnh cao huyết áp. Sử dụng nước ép hàng ngày để mang đến sự cải thiện nhanh chóng. Đây cũng là thức uống giúp làm sáng da, thải độc cơ thể.

Nước ép rau củ

Nước ép rau củ là một trong các loại nước ép cho người tiểu đường được áp dụng rộng rãi bởi chi phí thấp, mang đến hiệu quả nhanh đồng thời dễ thực hiện. Đúng vậy, được sử dụng các loại rau củ và lá như cà rốt, cần tây kết hợp với nhau, thức uống vừa dễ dùng vừa có công dụng cải thiện tình trạng tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Khi dùng lâu ngày, thức uống còn là giải pháp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh, giúp cải thiện chỉ số đường huyết tích cực.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cần tây: 2 cọng, nên mua mới thường xuyên, tránh trữ quá lâu trong tủ lạnh (14 ngày) vì có thể tăng cao nguy cơ gây ung thư.
  • Cà rốt: 2 củ cà rốt nhỏ hoặc 1 củ to
  • Táo xanh: chọn loại chua, ít ngọt, có lượng đường thấp
    Rau bina: 3 cọng

Cách thực hiện

Các nguyên liệu đã chuẩn bị cần được làm sạch bằng nước và muối sau đó để ráo. Riêng cà rốt và táo nên gọt vỏ sau đó thái nhỏ tất cả nguyên liệu rồi lần lượt cho vào máy ép. Mỗi ngày nên uống nước ép trên hai lần và duy trì thói quen liên tục vài tháng.

Trong các loại nước ép cho người tiểu đường, bưởi là gợi ý tốt hơn hết bởi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao có công dụng kiểm soát đường huyết, ổn định đường huyết và ngăn chặn nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bưởi còn có hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ích cho tim mạch, hỗ trợ giảm mỡ máu và điều hòa huyết áp.

Nước ép bưởi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bưởi: 1 quả
  • Đường hóa học (loại dành cho bệnh nhân tiểu đường): 1 muỗng

Cách thực hiện

Bưởi lột bỏ lớp vỏ bên ngoài và tách hạt sau đó cho vào máy ép. Đối với các quả bưởi chua nên hòa chung với đường hóa học đã chuẩn bị để dễ uống. Ngoài uống nước ép bưởi, ăn bưởi nguyên tép sẽ có nhiều lợi ích hơn bởi có thêm dưỡng chất từ tép bưởi.

Nước ép củ cải

Nước ép củ cải được chứng minh có tác dụng lớn trong việc hạn chế nguy cơ gặp phải hội chứng chuyển hóa ở người mắc bệnh tiểu đường. Nói cách khác, dùng nước ép củ cải thường xuyên giúp ổn định đường huyết hiệu quả, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Củ cải đường: 1 củ
  • Nước lọc: 1 ly
  • Lá bạc hà: 3 lá

Cách thực hiện

Gọt sạch phần vỏ của củ cải đường sau đó thai thành miếng nhỏ. Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước. Cho 2 nguyên liệu cùng nước xay nhuyễn trong vài phút và lọc lấy nước uống. Tốt hơn hết, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng thức uống 1 lần mỗi ngày

Lưu ý khi dùng nước ép

Các loại nước ép cho người tiểu đường được chứng minh mang đến hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao, người dùng cần thông báo với bác sĩ để nhận được những lời khuyên cần thiết. Trong nhiều trường hợp nước ép trái cây có thể thuộc loại chứa hàm lượng đường cao hoặc có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Các loại nước ép tốt hơn hết chỉ nên uống nguyên chất. Tránh pha thêm đường khi sử dụng bởi điều này không có lợi cho đường huyết. Trong trường hợp cần thiết, nên uống nước ép chung với đường hóa học (loại đường dành riêng cho người tiểu đường).

> Bài viết liên quan: Bệnh tiểu đường nên ăn gì