Điều trị bệnh tiểu đường bằng cách tiêm insulin

Những lưu ý trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường thường mắc những sai lầm xuất phát từ việc không hiểu biết rõ về căn bệnh của mình, dẫn đến những hậu quả khó lường. Để chung sống và điều trị tiểu đường hiệu quả tránh những biến chứng nguy hiểm đến cơ thể, người bệnh cần luôn nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây khi điều trị bệnh tiểu đường.

Về chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi điều trị bệnh tiểu đường. Khi điều trị bệnh tiểu đường, nếu không có sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống, đường huyết của bạn cũng không thể được kiểm soát.

Chú ý đến chế độ ăn uống trong qúa trình điều trị

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng cần chú ý đến việc chế biến các món ăn. Hạn chế các món ăn nướng, chiên rán, xào,.. Vì những đồ ăn này sẽ làm tăng cân nhanh chóng, tăng lượng mỡ trong máu. Người bệnh nên sử dụng những món ăn được chế biến theo phương pháp luộc, hấp hoặc đồ ăn tươi…

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:

  • Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)
  • Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)
  • Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%
  • Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn. Không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa).

Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường. Bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau. Mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.

Chế độ vận động, luyện tập phù hợp

Một chế độ vận động, luyện tập phù hợp rất cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra còn hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Luyện tập sẽ giúp hỗ trợ tiêu hao năng lượng tích lũy trong cơ thể, tăng cường khả năng chuyển hóa. Giảm gánh nặng cho tuyến tụy từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường nên dành khoảng 45 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để luyện tập, thể dục thể thao. Người bệnh có thể sử dụng các phương luyện tập như đi bộ, chạy bộ hoặc ra chơi các môn thể thao phù hợp với sở thích và sức khỏe của mình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không nên tập luyện quá sức có thể dẫn đến phản tác dụng trong điều trị bệnh tiểu đường

Các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết cũng như bệnh lý đái tháo đường khuyến nghị các hoạt động thể chất để có hiệu quả là khi đạt được tối thiểu các tiêu chuẩn sau đây:

  • Ít nhất hai tiếng rưỡi hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh trong mỗi tuần. Như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, bơi lội hoặc chạy bộ.
  • Có từ hai đến ba buổi tập thể dục đối kháng mỗi tuần. Giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp như nâng tạ tay hoặc tập chống đẩy.
  • Không quá hai ngày liên tiếp mà không có bất kỳ hoạt động thể chất nào.
  • Không nên ngồi liên tục quá 30 phút trong ngày.
  • Kết hợp các bài tập linh hoạt với nhau như những thói quen hay sở thích của riêng mình.

Chú ý khi điều trị Insulin

Điều trị với Insulin là phương pháp điều trị bắt buộc với tất cả những người điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường cần lưu ý. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hay thay đổi liều lượng Insulin dung nạp vào cơ thể khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường chỉ định.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin
Điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin

Sử dụng Insulin sai liều hoặc quá nhiều khi điều trị bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác nguy hiểm cho cơ thể. Gây suy giảm trí nhớ hoặc giảm khả năng vận động.

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên thăm khám định kỳ. Trao đổi để được bác sĩ hỗ trợ xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Đang tiêm insulin cần chú ý thêm:

  • Kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập luyện. Nếu đường huyết tăng cao hãy liên hệ với bác sĩ.
  • Không tập luyện trước khi ăn, chỉ tập luyện sau khi ăn.
  • Tránh tập luyện trước khi đi ngủ, bởi nó có thể gây hạ đường huyết trong đêm

Kiểm tra và chăm sóc đôi bàn chân trong quá trình điều trị

Biến chứng bàn chân là biến chứng phổ biến thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Do vậy người bệnh luôn phải chú ý đến những thay đổi ở đôi chân. Đồng thời áp dụng nhiều phương pháp để bảo vệ và chăm sóc đôi chân cùng với quá trình điều trị bệnh tiểu đường của mình như: massage, ngâm nước ấm, đi lại nhẹ nhàng.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bàn chân:

Kiểm tra kĩ lưỡng đôi chân mỗi ngày: Người mắc tiểu đường thường bị tê và giảm cảm giác nơi bàn chân. Vì vậy những tổn thương thường không dễ được nhận biết.

Lựa chọn giày phù hợp: Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn buộc phải tạm biệt thói quen đi giày đế cao, bó khít hay mũi nhọn,… Hãy chọn cho mình một đôi giày thoải mái và phù hợp để bạn có thể vận động. Điều này giúp bệnh nhân không lo ngại nó làm sưng tấy, xước hay trầy da.

Rửa chân bằng nước ấm hằng ngày: Mỗi ngày bạn nên rửa chân ít nhất một lần bằng nước ấm. Cọ rửa nhẹ nhàng và tránh ngâm lâu.

Chú ý khi cắt móng chân: Thời điểm tốt nhất để cắt móng chân chính là ngay sau khi bạn rửa chân.

Giữ ẩm cho da
Thường xuyên sử dụng các loại kem dưỡng da và giữ ẩm cho đôi chân để da chân luôn mềm mịn. Giúp tránh khô ráp, nứt nẻ đặc biệt là phần gót chân.

Tránh để chân tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh:

Đây là nguyên nhân thúc đẩy các tổn thương chân ở người tiểu đường.