Trường hợp không nên ngâm chân

Cách chăm sóc biến chứng bàn chân tiểu đường, tránh đoạn chi

Khi bị bội nhiễm, tổn thương loét làm tăng nguy cơ cắt cụt chi ở bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, hầu hết các tổn thương này đều có thể phòng ngừa được nếu người bệnh biết cách chăm sóc biến chứng tiểu đường ở chân.

Vì sao người bệnh tiểu đường dễ bị loét bàn chân?

Loét bàn chân tiểu đường là hậu quả của biến chứng thần kinh, biến chứng mạch máu và nhiễm trùng.
Tổn thương thần kinh ngoại biên làm giảm hoặc mất cảm giác đau, nóng, lạnh. Vì thế, người bệnh không nhận biết được các chấn thương ở bàn chân khi đá phải vật sắc nhọn, dẫm phải đinh hay vết phồng rộp do đi giày chật, chỉ đến khi vết thương nhiễm trùng, loét mới nhận ra.

Biến chứng tiểu đường ở chân

Biến chứng thần kinh còn làm cho da khô, dễ nứt nẻ tạo các vết thương nông sâu khác nhau khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. Đặc biệt, người bệnh có thể bị biến dạng bàn chân (bàn chân charcot), gây tăng áp lực lên bàn chân làm tăng nguy cơ chấn thương.

Trong khi tổn thương thần kinh làm tăng nguy cơ chấn thương và khiến vết loét không được điều trị sớm thì biến chứng mạch máu, nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Đường huyết cao làm mạch máu bị xơ vữa, gây thiếu máu tới nuôi dưỡng bàn chân. Đồng thời, đường cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cộng thêm hệ miễn dịch của người tiểu đường bị suy giảm càng khiến vết loét khó lành, dễ nhiễm trùng hơn.

Chính vì các cơ chế tổn thương phức tạp kể trên, vết loét ở người tiểu đường cần được phát hiện và điều trị sớm. Với người bệnh chưa có vết loét, cần khám bàn chân hàng ngày và

Các dấu hiệu cảnh báo khi có biến chứng tiểu đường ở chân

  • Móng chân bị đổi màu, có nhiều nốt chai.
  • Da khô, bàn chân ngứa ran, nóng rát.
  • Hay đau chân, không đi bộ được các quãng đường xa (đau cách hồi).
  • Sưng phù bất thường tại bàn chân.
  • Trường hợp đã có vết loét, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt với sự hỗ trợ của bác sĩ để phục hồi lưu thông máu, tránh nhiễm trùng và bảo vệ đôi chân nguyên vẹn.

Cách chăm sóc biến chứng tiểu đường ở chân

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Hãy tìm một thời điểm thích hợp nhất trong ngày (buổi tối là tốt nhất) để kiểm tra chân hàng ngày và làm điều đó như một thói quen.
Chọn nơi có đầy đủ ánh sáng để quan sát kỹ bàn chân và các kẽ ngón chân xem có vết xước, vết phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay vết đau … nào không?

biến chứng tiểu đường ở chân
Cách chăm sóc khi gặp biến chứng tiểu đường ở chân

Nếu chân có vết chai chân: Không được tự ý cắt vết chai mà phải đến gặp bác sỹ

Hãy rửa chân hàng ngày

Rửa kỹ bàn chân và kẽ ngón chân ( Dùng bọt biển hoặc khăn mềm rửa thật nhẹ nhàng). Rử̉a bằng nước ấm và xà bông trung tính. Không ngâm chân quá 5 phút.
Sau khi rửa lau thật khô da và các kẽ ngón chân.Có thể dùng bột talc để làn trơn da chân Nếu da chân bị khô sử dụng kem lam ẩm da (không bôi kem vào kẽ ngón chân).

Phòng tránh bỏng bàn chân

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu tay, khuỷu tay. Nhiệt độ nước không nóng quá cũng không lạnh quá. Khoảng 40oC là tốt nhất.

Không sưởi ấm chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, sưởi bằng viên gạch nung nóng, xông hơi bàn chân bằng nước nóng, ngâm chân trong nước nóng đốt lá ngải hơ chân, tắt chăn điện…vì dễ gây bỏng.
Thoa kem chống nắng lên chỗ da để trần khi đi ra nắng.

Chăm sóc móng chân

Không để móng chân mọc quá dài

Cách cắt móng chân:

  • Nếu thị lực kém nên nhờ người thân trong gia đình cắt móng chân.
  • Cắt móng chân ngay sau khi tắm, khi đó móng sẽ mềm và dễ cắt.
  • Cắt móng chân theo đường ngang. Tránh cắt móng sâu vào phía trong. Dùng giũa để giũa những góc sắc nhọn và những cạnh thô ráp.
  • Không được dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng.
  • Phải giũa những móng chân dày.

Mang giầy, tất phù hợp với bàn chân

Tất
Bằng len hoặc cotton.
Tất có độn bông.
Mũi tất không trật.
Đường may nổi không thô, ráp.
Tất cao đến đầu gối không được khuyên dùng.
Mua giày lúc nào?
Mua vào buổi chiều.
Đo cả hai chân.
Đứng thử giày.
Đi giày từ từ.
Không bao giờ đi giày mới cả ngày, những ngày đầu không mang quá 1 giờ/ ngày.
Chọn giầy:
Rộng và sâu ở phần mũi giầy.
Đế cao su dày.
Gót không cao.
Đệm gót chắc chắn.
Buộc dây hoặc băng dán.
Lót trong nhẵn
Tránh đi chân trần

Giữ cho mạch máu được lưu thông

Hãy đặt chân lên ghế khi ngồi xuống
Không bắt chéo chân trong thời gian dài.
Không đi những đôi tất trật hoặc có đai cao su nút quanh cổ chân.
Hãy cử động ngón chân trong 5’ từ 2-3 lần trong ngày. Tập vận động bàn chân hàng ngày để tăng lưu thông mạch máu ở bàn chân như: đi bộ, đạp xe,…

Bạn nên đến gặp bác sỹ

Nếu chân bị nhiễm trùng
Sát trùng vết thương và đến bệnh viện khám ngay tức thì.
Nếu bạn có tổn thương loét bàn chân.
Tổn thương khác như: móng quặp, nấm móng, chai chân…