Việc tiêm insulin có hiệu quả cao trong kiểm soát đường huyết nhưng trên thực tế việc tiêm insulin cũng có một số tác dụng phụ. Đó là những tác dụng phụ như thế nào?
Tác dụng phụ khi tiêm insulin có thể xảy ra
Hạ đường huyết
Insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên đương nhiên sẽ gây ra tình trạng lượng đường trong máu thấp, tuy nhiên việc lượng đường trong máu thấp được cho là một tác dụng phụ của việc tiêm insulin
Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp và nghiêm trọng nhất của insulin, xảy ra 16% ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 10% ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Hạ đường huyết nghiêm trọng thường có biểu hiện ban đầu là lú lẫn, vã mồ hôi, tim đập nhanh và có thể dẫn đến hôn mê, co giật, rối loạn nhịp tim, sa sút thần kinh và tử vong.
Nguy cơ bị hạ đường huyết sẽ cao hơn nếu bạn sử dụng quá nhiều insulin hoặc tiêm insulin liên tục.
Bệnh tiểu đường và phương pháp điều trị tiểu đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn rất nhiều. Bạn hãy cố gắng để tránh lượng đường ở mức rất thấp (hạ đường huyết) hoặc rất cao (tăng đường huyết).
Điều quan trọng là học cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết. Bạn có thể xác minh hạ đường huyết bằng máy đo đường huyết của bạn, và bạn có thể điều trị nó bằng cách sử dụng các loại carbohydrate tác dụng nhanh.
Dị ứng insulin
Dị ứng với insulin có thể xuất hiện ở bệnh nhân được điều trị insulin tiêm dưới da. Bên cạnh những chất bảo quản có trong chế phẩm thương mai insulin như protamine, cresol, và phenol thì bản thân phân tử insulin cũng có thể là nguyên nhân gây phản ứng dị ứng.
Phản ứng dị ứng với insulin rất hiếm gặp và được báo cáo gặp khoảng 0,1% đến 2% bệnh nhân được điều trị insulin.
Sau khi tiêm insulin, nếu cảm thấy ngứa ngáy, phần da chỗ tiêm bị đỏ lên thì cần chú ý tình trạng dị ứng insulin cục bộ. Hiện tượng này sẽ không chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần mà lần nào tiêm. Phần da chỗ tiêm cũng trở nên ngứa và đỏ. Sau một thời gian sẽ cảm thấy đỡ hơn nhưng hiện tượng này vẫn sẽ lặp lại.
Nếu có những hiện tượng tác dụng phụ của insulin này, cần trao đổi với bác sĩ điều trị. Hiện tượng này sẽ xuất hiện từ khoảng 1 hoặc 2 tháng sau khi bắt đầu tiêm insulin. Hoặc từ khoảng 1 hoặc 2 tháng sau khi thay đổi loại insulin.
Hội chứng loạn dưỡng mỡ insulin
Nói một cách dễ hiểu đây là hiện tượng (tac dung phu cua insulin) có sự biến đổi ở phần da chỗ tiêm insulin. Hiện tượng chỗ tiêm phì đại được gọi là insulin lipohypertrophy. Hiện tượng chỗ tiêm teo lại được gọi là insulin lipoatrophy.
Hiện tượng insulin lipohypertrophy xảy ra thường xuyên khi tiêm lâu dài ở cùng một chỗ. Điều này sẽ khiến hiệu quả của insulin không tốt. Lượng đường trong máu giảm thấp hơn bệnh nhân nghĩ. Nếu thay đổi vị trí tiêm insulin, hiệu quả mang lại tốt hơn.
Hiện tượng insulin lipoatrophy trước đây thường xuất hiện khi sử dụng chế phẩm insulin động vật. Hiện nay đã ít hơn nhưng không phải là không xuất hiện. Mặc dù không xuất hiện quá nhiều ở Nhật Bản nhưng cũng có những báo cáo về hiện tượng này từ các luận văn ở nước ngoài.
Các tác dụng phụ khác của insulin
Tác dụng phụ khác đến từ việc sử dụng insulin bao gồm tăng cân. Tương tác với các thuốc khác, đau đầu và buồn nôn.
Tăng cân có thể là do cơ thể sử dụng hiệu quả hơn lượng calo trong quá trình điều trị insulin. Gợi ý bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục. Những bệnh nhân đang điều trị insulin liều cao có nhiều khả năng bị tăng cân hơn.
Ngoài ra, mỗi loại insulin có thể có những tác dụng phụ riêng. Khi bạn bắt đầu sử dụng một loại insulin mới, hãy đọc thông tin dành cho bệnh nhân để xác định các tác dụng phụ phổ biến của loại insulin đó.
Vì phản ứng với insulin là không phổ biến, bạn nên nhận thức các tác dụng phụ tiềm ẩn. Biết cách nhận ra bạn đang có phản ứng dị ứng hay hạ đường huyết sau khi tiêm insulin rất quan trọng. Vì bạn sẽ phải sống chung với bệnh tiểu đường cả đời.
Lưu ý về tác dụng phụ của insulin
Hãy quan sát kỹ các thay đổi của phần da chỗ tiêm insulin. Vị trí tiêm có thể bị sưng mủ. Một số trường hợp có thể xảy ra biến đổi sắc tố da.
Khi nhận thấy có sự khác biệt ở vùng da chỗ tiêm insulin so với những chỗ khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Và cuối cùng, hãy nhớ rằng chế phẩm insulin là một loại thuốc liều mạnh.