Chủ động phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đối tượng và dấu hiệu nào nên xét nghiệm bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo. Như tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, mù mắt,… Việc nhận biết sớm căn bệnh này sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao hơn. Và người bệnh có khả năng khỏi bệnh nhanh hơn. Vậy khi nào cần đi xét nghiệm bệnh tiểu đường và ai là đối tượng nên đi khám và càng sớm càng tốt?

Đối tượng nên đi xét nghiệm bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường không có triệu chứng nào cụ thể và chính xác nhưng một số người cần được xét nghiệm sớm dù có hay không những dấu hiệu của căn bệnh này. Đó là ai?

Đó là những người có chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) ở mức cao hơn 23. Hay những người có những yếu tố nguy cơ ví dụ như huyết áp cao, cholesterol cao bất thường, lười vận động hay có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền sử bệnh tim. Những đối tượng này cần được xét nghiệm đái tháo đường sớm để chẩn đoán kịp thời dù không có dấu hiệu của tiểu đường.

Tiếp theo là những người trên 45 tuổi, đây là độ tuổi dễ mắc phải bệnh tiểu đường. Những người ở đồ tuổi này được khuyến khích nên đi xét nghiệm đái tháo đường ít nhất 3 năm 1 lần.

Đối tượng xét nghiệm bệnh tiểu đường

Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ cũng cần được kiểm tra tiểu đường 3 năm 1 lần. Ngoài ra những người mà gia đình có người bị tiểu đường hay bản thân có tiền sử lượng đường trong máu cao bất thường thì nên đi xét nghiệm.

Dấu hiệu cần xét nghiệm bệnh tiểu đường

Ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường có thể hoặc không gây ra nhiều triệu chứng. Bạn nên đi xét nghiệm đái tháo đường nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu tiền tiểu đường nào sau đây:

  • Mắt nhìn mờ
  • Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
  • Cảm thấy bụng đói liên tục, ngay cả sau khi ăn
  • Có vết loét hoặc vết thương khó lành
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường

Có những loại xét nghiệm tiểu đường nào?

Xét nghiệm bệnh tiểu đường cũng có nhiều loại. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm nào.

Xét nghiệm tiểu đường
Xét nghiệm bệnh tiểu đường

Loại xét nghiệm phổ biến nhất đó là xét nghiệm HbA1c. Đây là xét nghiệm đo tỷ lệ phần trăm lượng đường ở trong máu gắn với hemoglobin. Và protein có mang oxy trong hồng cầu giúp đánh giá lượng đường trung bình 3 tháng trong cơ thể. Lượng đường càng cao, bạn càng có nhiều những huyết sắc tố trong máu với đương kèm theo.

Kết quả có thể xét như sau:

  • Mức HbA1c trên 6,5% thì bạn đã mắc bệnh tiểu đường
  • Mức HbA1c trong khoảng 5,7 – 6,4% là bạn đang mắc tiền tiểu đường
  • Mức HbA1c ở dưới 5,7% chính là mức an toàn và bạn không hề mắc bệnh tiểu đường.

Nếu như xét nghiệm HbA1c giúp đánh giá lượng đường trung bình 3 tháng thì xét nghiệm Fructosamine giúp bác sỹ theo dõi lượng đường trung bình trong vòng 3 tuần. Đây là xét nghiệm rất hữu ích đối với những bệnh nhân theo dõi điều trị đái tháo đường.

Ngoài ra, xét nghiệm bệnh tiểu đường còn bao gồm: xét nghiệm nước tiểu. Định lượng Glucose lúc đói hoặc sử dụng nghiệm pháp dung nạp đường huyết.

Xét nghiệm bệnh tiểu đường là một bước kiểm tra rất quan trọng và không thể thiếu với bất kỳ ai dù có hay không những dấu hiệu của tiểu đường. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như xét nghiệm 6 tháng 1 lần để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bí quyết ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Ăn uống lành mạnh

Bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống của mình với nhiều trái cây, rau, protein nạc. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất xơ. Đồng thời, bạn nên cắt giảm thực phẩm chứa chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế và đồ ngọt.

Tập luyện thể chất

Thói quen tập thể dục giúp làm giảm mức đường trong máu của bạn bằng cách di chuyển đường vào các tế bào của bạn để tạo năng lượng. Hoạt động thể chất cũng làm tăng sự nhạy cảm với insulin. Từ đó cơ thể bạn cần ít insulin hơn để vận chuyển đường đến các tế bào. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thảo luận cùng bác sĩ về chế độ tập thể dục kiểm soát đường huyết phù hợp.

Kiểm soát đường huyết

Tùy thuộc vào phác đồ điều trị của mình, bạn hãy kiểm tra và ghi lại lượng đường trong máu của mình khoảng 4 lần/ngày hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang dùng insulin. Việc theo dõi cẩn thận là cách giúp bạn duy trì được lượng đường huyết ổn định. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không dùng insulin thường kiểm tra lượng đường trong máu ít thường xuyên hơn.

Phương pháp xét nghiệm bệnh tiểu đường là cách phổ biến nhất trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường. Vì thế, bạn hãy nhanh chóng xét nghiệm bệnh tiểu đường nếu có các yếu tố nguy cơ hay dấu hiệu bất thường để kịp thời kiểm soát bệnh hiệu quả