Chủ động phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ

Bạn có biết chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Nếu đường huyết tăng cao thường xuyên có thể gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu. Nó cũng có thể dẫn tới các biến chứng cấp tính nghiêm trọng khác đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Kiểm soát đường huyết là mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường. Bởi đường huyết (hay đường máu) tăng cao có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Mức đường huyết bình thường

Lượng đường trong máu bao nhiêu là vừa? Câu trả lời là ở mức đường huyết bình thường, khi đói nếu bạn đo, chỉ số đường huyết của bạn sẽ vào khoảng từ 70 mg/dl đến dưới 130 mg/dl. Tương đương với từ 4,0mmol/l đến 7,2mmol/l, khi được quy đổi. Tương tự, vào lúc no – tức sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ. Chỉ số này sẽ vào khoảng từ 130 mg/dl đến 180 mg/dl tương đương 7,2 ->10 mmol/l, hơi cao nhưng vẫn có thể chấp nhận được.

Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, giới hạn đường huyết dưới đây được đặt là ngưỡng an toàn:
• Mức đường huyết lúc đói: 90-130mg/dL tương đương 5,0mmol/L – 7,2mmol/L.
• Mức đường huyết sau ăn dưới 2 tiếng: dưới 180mg/dL tương đương 10mmol/L.
• Mức đường huyết trước khi ngủ: 110mg/dL – 150mg/dL tương đương 6,0mmol/L-8,3mmol/L.

Mức đường huyết thấp hơn quy định

Tương tự với những người được chẩn đoán đang trong rối loạn đường huyết (đường huyết thấp hơn so với quy định) sẽ có chỉ số đo đường huyết vào từng thời điểm như sau. Khi đói, lượng đường huyết dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l). Khi no cũng ở mức thấp dưới 130 mg/dl (7,2mmol/l).

Lúc này, bạn sẽ được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải chứng hạ đường huyết. Gây ra một số bệnh nguy hiểm như giảm trí nhớ và thị lực. Một số dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết như sau: cơ thể run rẩy, đổ mồ hôi, đói và mắt có thể mờ đi… Xuất phát từ những phản ứng trong hệ thần kinh giao cảm, giải phóng Hormone Epinephrine, Norepinephrine.

Mức đường huyết cao hơn quy định

Ở ngưỡng giới hạn trên của bệnh nhân tiểu đường, đường huyết được coi là ở mức cao nếu trước khi ăn chỉ số là trên 130 mg/dl tương đương 7,2mmol/l . Và sau khi ăn từ 181mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên. Lúc này, thậm chí đường huyết của bạn đang ở mức nguy hiểm, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường.

Vậy lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng này có thể kể đến như: khát, tiểu tiện, nhìn mờ. Tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, và nôn mửa, hay giảm tập trung… Tuy nhiên, đó mới là những dấu hiệu khi bệnh của bạn đã ở giai đoạn mãn tính. Vào thời gian đầu hay đường huyết vẫn chưa tăng nhiều. Hầu như sẽ không có các dấu hiệu rõ ràng gì, dẫn đến tâm lý chủ quan của người bệnh.

Cách kiểm tra đường huyết ở mức nguy hiểm không?

Có hai phương pháp để biết chỉ số đường huyết đó là bạn có thể xem chỉ số đường huyết tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế.

Kiểm tra đường huyết để xác định chỉ số đường huyết an toàn hay không?
Kiểm tra đường huyết để xác định chỉ số đường huyết an toàn hay không?

Cách kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà

Mỗi người có thể tự đo đường huyết tại nhà để kiểm tra xem mình có mắc bệnh tiểu đường hay không. Lưu ý dành cho phương pháp này là người đo cần chọn loại máy đo chất lượng, còn hạn sử dụng. Bán tại các tiệm thuốc để đảm bảo số liệu cho ra là đúng.

Thời điểm đo đường huyết tốt nhất là lúc đói, sau ăn 8 tiếng hoặc sau khi thức dậy, chưa ăn uống gì cả. Người đo cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối ở nơi trích máu trước và sau khi thử.

Người đo không được đo đường huyết ngay sau bữa ăn vì sau khi nạp nhiều thực phẩm vào cơ thể, lượng đường chắc chắn tăng cao và không kịp chuyển hóa. Lúc này, lượng đường huyết không ở mức bình thường nên không cho ra kết quả chính xác.

Nếu mức đường huyết của người đo cao hơn mức an toàn (các chỉ số trong mức an toàn nêu trên). Hãy đến các trung tâm y tế làm xét nghiệm đường huyết chính xác và thăm khám tình trạng sức khỏe toàn diện hơn.

Cách kiểm tra chỉ số đường huyết tại cơ sở y tế;

Để có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ nhận định thông qua các loại xét nghiệm sau:
• Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
• Xét nghiệm dung nạp glucose
• Xét nghiệm Hemoglobin A1C
• Xét nghiệm nồng độ đường huyết ngẫu nhiên (lúc không đói)
Sau khi có kết quả chính xác chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bạn cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ về cách điều trị và sinh hoạt. Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát đường huyết tốt.

Cách tránh được vùng đường huyết nguy hiểm

Nếu chỉ số đường huyết của bạn nằm trong vùng nguy hiểm, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn. Đồng thời, bác sĩ có thể đưa ra những đề xuất thay đổi sau đây:

  • Uống nhiều nước hơn: Nước giúp loại bỏ lượng đường thừa trong máu của bạn thông qua nước tiểu, và giúp bạn tránh bị mất nước.
  • Tập thể dục nhiều hơn: vận động nhiều có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Nhưng trong điều kiện nhất định, có thể làm cho lượng đường trong máu trở nên cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ điều trị về các bài tập phù hợp với bạn
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Bạn có thể cần phải gặp chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi số lượng và các loại thực phẩm ăn uống.
  • Thay đổi toa thuốc: Bác sĩ có thể thay đổi về số lượng, thời gian, hoặc các loại thuốc tiểu đường mà bạn đang dùng. Không nên tự ý thay đổi khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 và lượng đường trong máu của bạn cao hơn 250mg/dL. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra nước tiểu hoặc lượng xeton trong máu.

Trường hợp khẩn cấp cho bệnh tăng đường huyết giai đoạn nặng, hãy đến cơ sở y tế:

• Bạn đang bị bệnh và không thể nuốt bất kỳ thực phẩm hoặc uống bất kỳ thức uống gì.
• Bạn bị tiêu chảy hoặc liên tục nôn mửa, nhưng vẫn có thể ăn một số loại thức ăn hoặc thức uống.
• Bạn bị sốt kéo dài hơn 24 giờ.
• Bạn gặp khó khăn khi giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Làm gì khi đường huyết ở mức nguy hiểm

Ở người bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết là mục tiêu quan trọng để giúp ngăn ngừa biến chứng xuất hiện. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

– Sử dụng thuốc đúng theo dướng dẫn của bác sĩ. Nếu có khó khăn, thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

– Đo đường huyết tại các thời điểm cố định trong ngày và ghi vào cuốn sổ ghi chép. Nó sẽ cho phép bạn biết lượng đường huyết trong máu của bạn là ở giá trị bao nhiêu.

– Giữ chế độ ăn khoa học và tập thể dục thường xuyên là thói quen dài hạn giúp kiểm soát đường huyết.

– Bạn nên lựa chọn rau, ngũ cốc, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Những thực phẩm này luôn là nhóm chất cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe.

– Hạn chế đường: Điều này luôn đúng khi bạn có bệnh tiểu đường hoặc ở giai đoạn tiền tiểu đường. Cắt giảm đồ uống có chứa đường kể cả nước ngọt đóng chai. Nước ép hoa quả hoặc các loại nước uống tăng lực, cà phê đóng sẵn. Bánh kẹo và các món tráng miệng có vị ngọt đậm đà.

– Cắt giảm chất béo có trong thực phẩm: Bạn nên lựa chọn các thực phẩm có chứa ít chất béo từ động vật. Tăng cường chất béo thực phẩm như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải…

– Giảm thiếu lượng muối ăn cung cấp hàng ngày: Tiêu thụ ít các thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn. Nhất là các loại hải sản và thịt đóng hộp vì chúng có hàm lượng muối cao.