biến chứng da khô

Phòng ngừa biến chứng da khô trong bệnh tiểu đường

Biến chứng da khô do đường máu tăng cao khiến cơ thể phải sử dụng một lượng nước lớn. Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ biến chứng da khô. Da khô do biến chứng tiểu đường là gì? Nó có gây ra nhiều khó chịu cho bạn không? Phải làm gì để giảm thiểu tình trạng này?

biến chứng da khô
biến chứng da khô

Nguyên nhân dẫn đến khô da ở người bệnh tiểu đường

Nồng độ đường trong máu tăng cao, khiến cơ thể phải sử dụng một lượng lớn nước để trung hòa đường. Và đào thải bớt đường qua nước tiểu. Khi đó làn da sẽ bị mất nước và trở nên khô. Thêm vào đó, theo thời gian, bệnh tiểu đường sẽ gây hủy hoại các mạch máu. Và làm tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể.

Nếu hệ thống thần kinh thực vật bị tổn thương, hoạt động của các tuyến tiết sẽ bị rối loạn. Khi mồ hôi bị giảm tiết, sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng khô da ở người bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của khô da là gì?

Các triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Ngứa ngáy
  • Bong da
  • Xuất hiện các đường kẻ hoặc vết nứt trên da.

Vùng da khô có thể xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, bàn chân và một số nơi nhạy cảm như nách hoặc các vùng kẽ khuất có độ cọ xát nhiều.

Da khô sau đó dễ bị nứt, ngứa, bong tróc và có nguy cơ nhiễm trùng rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần phải nâng cao ý thức hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các biểu hiện của biến chứng khô da.

Cách phòng ngừa và chăm sóc biến chứng da khô

biến chứng da khô
Chăm sóc biến chứng da khô

– Giữ lượng đường trong máu ở giới hạn ổn định cho phép. Theo dõi đường máu thường xuyên. Tuân thủ đúng chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc.

– Uống nhiều nước. Cơ thể bị mất nước do vậy việc bổ sung nước để duy trì độ ẩm cho da là rất cần thiết.

– Nếu phát hiện bất kỳ mảng da khô nào trên cơ thể hãy trao đổi ngay với bác sĩ, trước khi để xảy ra tình trạng nứt nẻ. Đặc biệt chú ý không được gãi mạnh khi ngứa ở các vùng da khô, tránh gây thêm những tổn thương không đáng có.

– Sử dụng kem giữ ẩm để da của mình luôn luôn mềm mại.

– Nên tắm bằng nước ấm, không tắm quá lâu và sử dụng các loại xà bông có độ trung tính nhẹ. Lau khô mình kỹ càng sau khi tắm nhất là các vùng dễ bị ứ nước như nách, bên dưới bầu ngực…

– Không nên sử dụng các chất khử trùng mạnh như rượu hoặc iốt để rửa vết thương. Nên sử dụng hydrogen peroxide (nước ôxi già) để rửa và che vết thương bằng gạc vô trùng. Đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn chăm sóc vết thương tốt nhất.