Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị xơ vữa động mạch. Các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Hiện tượng kém nuôi dưỡng do máu đến ít sẽ hạn chế khả năng điều trị khỏi nhiễm trùng và lành các vết loét. Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch, bàn chân và các ngón chân có thể bị hoại tử toàn bộ. Vì vậy bài viết sau đây sẽ cung cấp các giải pháp giúp người tiểu đường phòng ngừa hoại tử bàn chân.
Vì sao tiểu đường lại dẫn đến hoại tử bàn chân
Biến chứng thần kinh gặp ở khoảng 40% bệnh nhân tiểu đường. Làm giảm khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương.
Bạn có thể dẫm lên 1 cái đinh hoặc 1 hòn sỏi nhưng vẫn đi suốt cả ngày mà không hề hay biết. Tương tự chân bạn cũng có thể bị 1 vết xước. Hoặc vết rách nhưng không biết nên không được điều trị kịp thời và chỉ khi chân bạn sưng to lên hoặc có nhiễm trùng nặng thì bạn mới biết. Khi đó là đã ở giai đoạn muộn, điều trị thường không đạt kết quả tốt.
Đối với bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường. Lý do là đường máu cao và tuần hoàn máu kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn.
Sự kết hợp của nhiều yếu tố này, khiến bệnh nhân tiểu đường luôn tiềm ẩn nguy cơ cao trong việc cắt cụt bàn chân do nhiễm trùng.
Phòng ngừa hoại tử bàn chân bằng cách nào?
Việc chủ động phòng ngừa biến chứng là vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt, nếu đã có biến chứng bàn chân thì cần phải có kế hoạch điều trị tích cực. Kiểm soát đường huyết, thực hiện chế độ dinh dưỡng. Và sinh hoạt khoa học nhằm ngăn ngừa biến chứng nặng thêm.
Thường xuyên kiểm tra đường huyết
Kiểm soát đường huyết ở chỉ số an toàn, ổn định (<7mmol/l lúc đói, <10mmol/l sau ăn 2 giờ) là mục tiêu tiên quyết để phòng ngừa biến chứng bàn chân và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, việc kiểm tra chỉ số đường huyết hàng ngày cần được chú trọng để người bệnh tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập. Và dùng thuốc nhằm kiểm soát tốt đường huyết. 2. Kiểm tra bàn chân hàng ngày
Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh tiểu đường nên dành ra 3-5 phút để kiểm tra bàn chân. Xem có chỗ nào bị xước, phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay chỗ nào đau không? Nếu không tự cúi xuống kiểm tra được thì có thể dùng gương để quan sát hoặc nhờ người thân kiểm tra giúp.
Thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh
Người bệnh tiểu đường nên cắt giảm lượng tinh bột như: Cơm, bún, mì, miến… khoảng 10% so với nhu cầu năng lượng bình thường. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm nhiều rau xanh. Và trái cây ít đường, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo…
Các chuyên gia cũng khuyên người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các chất béo bão hòa, thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích… Vì đây là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc biến chứng bàn chân. Dùng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược để phòng ngừa hoại tử bàn chân
Cuối cùng, người bệnh tiểu đường nên kết hợp dùng thêm sản phẩm chiết xuất từ thảo dược hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết. Từ đó ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, đặc biệt là biến chứng trên bàn chân.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, khổ qua rừng có khả năng phòng ngừa. Và ngăn chặn biến chứng tiểu đường thông qua cơ chế làm giảm chỉ số HbA1c. Sau 12 tuần điều trị, khổ qua rừng làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%). Điều này đồng nghĩa với việc giảm đáng kể các biến chứng trên mắt, thận, thần kinh và bàn chân… ở người bệnh tiểu đường.
Theo đó, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kết hợp các loại thảo dược trên với thuốc điều trị tiểu đường khác để giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc.
>>Xem thêm: Đái tháo đường ảnh hưởng như thế nào đến bàn chân