Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường

Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng

Người ta thường khuyến cáo nên ăn sáng thật đầy đủ, bởi bữa sáng chính là một trong những yếu tố cần thiết duy trì và cải thiện sức khỏe hằng ngày. Vì vậy việc Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng

Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường

Điều gì sẽ xảy ra nếu không ăn sáng

Người ta thường khuyến cáo nên ăn sáng thật đầy đủ, bởi bữa sáng chính là một trong những yếu tố cần thiết duy trì và cải thiện sức khỏe hằng ngày. Thế nhưng vẫn có một số người thường ngủ nướng nhiều, vì bản thân họ quá lười hoặc muốn giảm cân nhờ việc giảm bớt bữa sáng trong ngày.

Bỏ ăn sáng và chỉ ăn bữa tối không không những làm tăng trọng lượng cơ thể. Mà còn có tác dụng phụ đối với chuyển hóa glucose và lipid trong máu.

Nếu bỏ bữa sáng, bữa ăn đầu tiên trong ngày sẽ là bữa trưa và bữa tối thường vào lúc muộn. Thói quen này không tốt này, có thể sẽ phá vỡ chu kỳ ngủ – thức bình thường của một cơ thể. Bỏ bữa sáng làm gián đoạn nhịp sống 24 giờ tự nhiên của cơ thể gọi là chu kỳ ngủ, thức dậy và ăn uống. Dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa lipid.

Bữa sáng có vai trò thế nào với người bệnh tiểu đường?

Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường

Bữa ăn sáng được xem là rất quan trọng
Do đó, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tham khảo những điều sau đây :
– Giúp giảm tình trạng béo phì
– Làm tăng lượng đường trong máu, việc dừng hoạt động sau một thời gian dài qua đêm cơ thể cần được phục hồi lại bằng cách ăn sáng. Chức năng tiết insulin sẽ làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì thế ăn sáng sẽ làm cho chức năng tiết insulin hoạt động hiệu quả.

Bữa sáng giúp chuyển hóa năng lượng và bài tiết hormone được kích hoạt

Nghiên cứu này được thực hiện trên 9 người trưởng thành khỏe mạnh. Và được thực hiện như một nghiên cứu chéo: chia những người tham gia thành 2 nhóm

(1) Thời gian ăn sớm (ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối)

(2) Thời gian ăn muộn (ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ từ 12:00 trưa đến 11 giờ tối).

Những người tham gia thuộc nhóm (1) và (2) sẽ thực hiện cách ăn uống của nhóm mình trong 8 tuần. Sau đó nghỉ 2 tuần rồi hoán đổi cách ăn của nhau và cũng thực hiện trong 8 tuần nữa.

Kết quả cho thấy, khi thời gian bữa ăn muộn, cân nặng có xu hướng tăng lên. Các chỉ số của insulin, đường huyết lúc đói, cholesterol, chất béo trung tính cũng tăng. Chỉ số hô hấp cho biết tỷ lệ lượng carbon dioxide được bài tiết trong quá trình thở trong cơ thể sống và lượng khí oxy hít vào. Thay đổi tùy thuộc vào chất chuyển hóa trong cơ thể sống. Các bữa ăn muộn làm giảm chuyển hóa lipid và tăng chuyển hóa carbohydrate.

Mặt khác, người ta nhận thấy nếu ăn sớm giúp giảm cân. Kích hoạt quá trình chuyển hóa năng lượng và bài tiết hormone. Đặc biệt, ăn khuya có xu hướng làm kích thích sự thèm ăn và rút ngắn thời gian ngủ.

Bữa ăn sáng ảnh hưởng đến 2 loại hormone là ghrelin và leptin

Khi kiểm tra sự tiết hormone trong 24 giờ, nếu bữa ăn vào buổi sáng thì đỉnh của sự tiết ra ghrelin – loại hormone có tác dụng thúc đẩy sự thèm ăn là vào ban ngày. Mặt khác leptin có tác dụng ức chế sự thèm ăn và kích hoạt chuyển hóa năng lượng. Hoạt động trong một thời gian dài và ức chế tăng cân.

Cách sinh hoạt với thời gian ăn uống vào buổi sáng có tác dụng quan trọng đối với việc kiểm soát cân nặng và các dấu hiệu sức khỏe. Khi ăn sáng, bạn không chỉ duy trì được thời gian ngủ mà còn dễ dàng kiểm soát được cân nặng của mình”.

Thay đổi lối sống là việc không dễ dàng, nhưng chỉ cần kết thúc bữa ăn cuối của bạn sớm nhất có thể sẽ giúp loại bỏ các ảnh hưởng mãn tính tới sức khỏe.