Thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường

Thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường không tăng đường huyết

Xây dựng một thực thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường là lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Nhờ đó, giúp ổn định đường huyết sau ăn của người bệnh, không bị tăng cao.

Thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường

Thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường
Thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường

Để đảm bảo năng lượng hoạt động trong một ngày cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể, thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột – Đường, Đạm, Chất béo, Chất xơ.

Nhóm thực phẩm tinh bột (nhiều đường glucose)

– Chọn loại bánh chưng, bánh tét (món ăn đặc trưng của ngày Tết) có kích thước nhỏ, nhân ít thịt mỡ.
– Với cơm, xôi, người bệnh có thể thay thế bằng việc ăn mì, bún…
– Với nhóm đồ ngọt, nước giải khát, có gas, có chứa chất kích thích. Như: Cà phê, kẹo, socola, các loại mứt, hoa quả sấy khô, hạt dưa, hạt bí nên hạn chế. Có thể thay thế bằng bánh kẹo, đồ uống dành cho người tiểu đường, nước trà xanh.
– Không uống rượu bia, hút thuốc.

Nhóm đạm

– Khi chế biến món ăn: nên hầm xương cục cho các món canh hầm.
– Hạn chế ăn thịt đông, thịt kho tàu, giò thủ vì chứa nhiều mỡ, chuyển qua giò nạc, giò bò.
– Hạn chế tuyệt đối ăn các phủ tạng, nội tạng động vật.
– Có thể ăn các loại nem rán, nhưng tăng lượng rau củ và giảm lượng miến để hạn chế chất đường.

Chất béo

Nhóm thực phẩm chất béo (lipid) như dầu thực vật, phomai, bơ, sữa vẫn cần có trong bữa ăn chính, phụ của người tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng hạn chế để tránh tăng chỉ lượng mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ, tăng nguy cơ biến chứng huyết áp, tim mạch.
Có thể dùng tối đa 2 thìa cà phê/1 bữa chính.

Nhóm chất xơ

Chất xơ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường. Người bệnh nên:
– Ăn nhiều loại rau xanh như: bông cải xanh, bí ngô, đậu, măng tây, cà rốt, hành tây.
– Hạn chế ăn ngô, khoai tây, khoai lang.
– Hoa quả: bưởi, dâu tây, đào, táo, cam, đu đủ… Có thể uống nước ép hoa quả.

Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường cần cố gắng duy trì nếp sinh hoạt: ăn đủ bữa, vận động nhẹ. Và kết hợp uống thuốc để ổn định đường huyết.

Để tận hưởng những ngày Tết vui vẻ, đầm ấm bên gia đình, bệnh nhân tiểu đường nên uống thuốc đúng giờ. Kết hợp với những sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết. Phòng ngừa biến chứng Tiểu đường có nguồn gốc thiên nhiên an toàn.

Kiêng những loại thực phẩm nào ngày tết?

Thực đơn ngày Tết cho người tiểu đường
Kiêng những loại thực phẩm nào ngày tết?

Trong điều trị tiểu đường cũng như việc ổn định đường huyết ngày tết. Việc bổ sung các loại thực phẩm cần thiết là chưa đủ. Nếu như không loại bỏ chế độ ăn uống không hợp lý cùng các loại thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thì việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vậy đâu là loại đồ ăn mà bệnh nhân tiểu đường cần kiêng khem?

  • Trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường thì mỡ thịt lợn, nội tạng động vật hay da của các loại gia cầm không nên xuất hiện.
  • Dù có “thèm thuồng” đến mấy thì những đồ ăn ngọt như bánh kẹo, mứt, kem tươi… . Hay chất kích thích như bia, rượu, nước có ga… cũng nên tránh xa mặc cho nó xuất hiện mọi nơi trong dịp tết này. Không sử dụng các thức ăn nhanh, đồ hộp như xúc xích, mì gói…
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo trắng, bột sắn dây hay bánh mì không hề tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Trong lựa chọn thực phẩm, nên tránh xa các loại chứa chất béo bão hòa như mỡ động vật, các loại thịt đỏ…. Vì đây chính là nguyên nhân làm tăng đường huyết trong cơ thể người bệnh.
  • Hạn chế tối đa những thức ăn nhanh tại các cửa hàng như gà rán, mì gói, đồ hộp

Duy trì chế độ vận động hợp lý để ổn định đường huyết ngày tết

Để việc ổn định đường huyết ngày tết đạt được kết quả tốt nhất thì người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng cần phải kết hợp với chế độ vận động hợp lý. Chỉ có như vậy thì việc bổ sung thức ăn tốt mới phát huy tối đa hiệu quả của nó.

Người bệnh tiểu đường cần lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình bởi vì sự vận động thể lực mang đến rất nhiều tác dụng. Nó có thể làm tăng sức chịu đựng cho tim, từ đó giúp cho việc kiểm soát đường huyết được tốt hơn bởi lượng đường có thể được tiêu thụ khi hoạt động.

Các bài tập vận động cũng cần được duy trì đều đặn, ít nhất 30 phút/ ngày để tình hình sức khỏe được cải thiện một cách tốt nhất. Nếu người bệnh tiểu đường tuýp 2 duy trì những điều này thì việc ổn định đường huyết ngày tết là điều hết sức dễ dàng.

Duy trì dùng thuốc đều đặn để ổn định đường huyết ngày tết

Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 thì bên cạnh việc duy trì đều đặn chế độ ăn uống vận động hợp lí thì người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Việc vui tết thả ga quá mức vì ” mỗi năm tết đến chỉ có một lần ” sẽ khiến lịch trình sinh hoạt hằng ngày sẽ bị xáo trộn. Trong đó, chuyện quên uống thuốc ( tiêm insulin) là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đối với người bệnh tiểu đường thì điều này là cực kỳ nguy hiểm. Đường huyết người bệnh sẽ tăng cao và gây biến chứng nguy hiểm bất kỳ lúc nào.

Do đó, việc duy trì uống thuốc ( tiêm insulin ) ngày tết là điều hết sức cần thiết. Đừng vì hai chữ ” vui quá ” nên “quên” mà ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.

>> Xem thêm: Thực đơn cho người tiểu đường nâng cao sức đề kháng phòng Covid-19