Insulin là gì? Tác dụng trong đối với sức khỏe con người

Thuốc Insulin có tác dụng gì trong điều trị bệnh tiểu đường?

Khi nói tới thuốc insulin hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến những người bị đái tháo đường hay béo phì. Vậy thì chính xác thuốc insulin là gì? Và nó có tác dụng gì trong điều trị bệnh đái tháo đường? Hãy cùng tieuduong.net tìm hiểu nhé.

Thuốc Insulin là gì?

Đó là loại thuốc được bào chế nhân tạo dùng điều trị cho bệnh đái tháo đường. Thuốc insulin thường là thuốc chích dưới da, có nhiều loại nhưng nằm trong hai dạng chính tùy theo tác dụng nhanh hay chậm.

Thuốc Insulin
Thuốc Insulin

Triệu chứng khi dùng thuốc insulin:

  • Gây bầm tím hay cứng da thịt chỗ tiêm thường xuyên.
  • Hạ đường huyết quá thấp làm bệnh nhân mệt hay xỉu.
  • Làm phát ban ở chỗ tiêm hoặc toàn thân (trường hợp hiếm gặp).

Thuốc Insulin trong điều trị đái tháo đường

Nguyên nhân chính gây nên bệnh đái tháo đường đó chính là do lượng đường trong máu tăng cao hơn các chỉ số bình thường. Và chính Insulin là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Nếu cơ thể của bạn thiếu hụt insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra bệnh đái tháo đường.

Thuốc Insulin trong điều trị đái tháo đường
Thuốc Insulin trong điều trị đái tháo đường

Bởi vậy insulin là hormon không thể thiếu trong cơ thể giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh đái tháo đường. Và tùy vào lượng đường có trong máu mà bạn sử dụng các tác dụng của insulin khác nhau.

Các loại thuốc insulin trong điều trị đái tháo đường:

  • Insulin tác dụng nhanh: Hoạt động sau 15 phút tiêm và hoạt động tốt nhất sau 1 giờ. Có tác dụng trong 2 giờ đến 4 giờ. Thời gian tiêm insulin tốt nhất: trước bữa ăn và khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. (nếu bạn đang sử dụng insulin tác dụng kéo dài)
  • Insulin tác dụng ngắn: Hoạt động sau 30 phút tiêm và hoạt động tốt nhất sau khoảng 2 giờ đến 3 giờ. Có tác dụng trong 3 giờ đến 6 giờ. Thời gian tiêm insulin tốt nhất: trước bữa ăn và khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. (nếu bạn đang sử dụng insulin tác dụng kéo dài)
  • Insulin tác dụng trung bình: Hoạt động sau 2 giờ đến 4 giờ tiêm và hoạt động tốt nhất sau khoảng 4 giờ đến 12 giờ. Có tác dụng trong 12 giờ đến 18 giờ. Cách sử dụng tốt nhất: 2 lần một ngày kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn.
  • Insulin tác dụng kéo dài: Hoạt động sau nhiều tiếng tiêm và có tác dụng tốt nhất sau 24 giờ tiêm. Để tốt nhất bạn có thể sử dụng kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn.

Tác dụng phụ của thuốc insulin

Insulin là chất có thể giúp giảm lượng đường đang tăng cao trong máu. Tuy nhiên, insulin lại có tác dụng phụ là hạ đường huyết, gây hiện tượng somogyi, dị ứng Insulin, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân.

Các tác dụng phụ của thuốc insulin:

  • Hạ đường huyết là trường hợp hay gặp nhất khi sử dụng insulin. Nếu thừa insulin sẽ gây nên những ức chế trong sự chuyển hóa glycogen khiến lượng glucose trong máu bị giảm mạnh, gây nên hạ đường huyết.
  • Nếu tiêm insulin quá liều sẽ dẫn đến làm phóng thích ra quá nhiều hormone điều hòa ngược làm gây ra hiện tượng tăng glucose huyết phản ứng. Đó là hiện tượng somogyi, hay còn gọi là “tăng đường huyết dội ngược”.
  • Có thể 1 tác dụng phụ hiếm gặp của insulin đó là dị ứng. Bạn cũng không nên chủ quan với tác dụng phụ này, hiếm gặp nhưng không phải là không có và không nguy hiểm.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về: Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin