Tiểu đường bị hoại tử là một trong những biến chứng ở mức độ nặng của bệnh tiểu đường. Vậy cụ thể thì biến chứng này gây lên tác động gì đến sức khỏe người bệnh?
Tiểu đường bao gồm nhiều biến chứng bệnh. Trong đó có biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh, nhiễm trùng, bệnh mạch máu ngoại vi. Bệnh mạch máu ngoại vi có thể gây hoại tử và phải cắt chi là biến chứng nguy hiểu nhất với bệnh nhân tiểu đường.
Biến chứng từ tiểu đường bị hoại tử
Bệnh mạch máu ngoại vi là cái tên cho một loại biến chứng ở cấp độ nặng của bệnh tiểu đường. Bệnh mạch máu ngoại vi hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới. Biến chứng này rất dễ gây ra hoại tử ở bệnh nhân tiểu đường. Hậu quả thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt chi nếu biến chứng nghiêm trọng.
>>> Đọc thêm: Những biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn nên biết
Các loại biến chứng gây ra tiểu đường bị hoại tử
Biến chứng mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường có hai loại phổ biến. Biến chứng mạch máu lớn có thể tác động lên động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ. Biến chứng mạch máu nhỏ gây ra bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Trong đó, nguyên nhân gây hoại tử đến từ bệnh động mạch ngoại vi.
Động mạch ngoại vi khá thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh này xuất hiện do các mạch máu nuôi dưỡng các chi bị tổn thương, đặc biệt là ở chân. Do đó, lượng máu nuôi chân bị giảm. Kết quả là da chân khô nứt, dễ bị loát và nhiễm khuẩn, khả năng hoại tử rất lớn.
>>> Đọc thêm: Cách chăm sóc tránh hoại tử, đoạn chi khi biến chứng loét bàn chân tiểu đường
Biểu hiện của tiểu đường bị hoại tử
Các biểu hiện của bệnh thường rất khó nhận biết và không mấy rõ ràng. Ví dụ như da thay đổi màu sắc, bị lạnh, tê bì chân, đau chân lúc nghỉ ngơi,… Tuy nhiên triệu chứng này cũng dễ bị lờ đi và không được nhận diện đúng lúc.
Sau khi đã có nhiều triệu chứng rõ ràng hơn thì bệnh nhân mới nhận thức được nguy cơ bị hoại tử chi. Vì thế, biến chứng này rất nguy hiểm với người mắc bệnh tiểu đường.
>>> Đọc thêm: Cảnh báo các biến chứng của tiểu đường thường gặp nhất
Cách giảm thiểu biến chứng tiểu đường bị hoại tử
Thông thường, tổn thương mạch máu ngoại vi nếu kèm theo thần kinh ngoại vi sẽ khiến vết thương khó lành. Bệnh nhân tiểu đường còn có đường huyết cao. Đây là môi trường để vi khuẩn phát triển mạch, giảm đề kháng cơ thể. Do đó, các vết nhiễm khuẩn sẽ nhanh bị hoại tử nếu không điều trị kịp.
Bệnh nhân tiểu đường lâu năm thường dễ có nguy cơ tiểu đường bị hoại tử hơn. Bàn chân của bệnh nhân dễ biến dạng, chai, phồng da, loét bàn chân,…
Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ tiểu đường bị hoại tử là chân sóc bàn chân kĩ lưỡng. Bệnh nhân tiểu đường có thể tập luyện thể dục thể thao, kèm theo chế độ dinh dưỡng chuyên biệt. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ hoại tử.
Các bệnh nhân lớn tuổi cần tư vấn trực tiếp từ bác sĩ để cải thiện và chăm sóc sức khỏe tốt hơn từ hôm nay. Từ đó giảm tối đa các tác nhân dẫn đến biến chứng tiểu đường.