Tiểu đường bị teo cơ là một trong những biến chứng đáng lo ngại ở bệnh nhân tiểu đường. Các biến chứng ảnh hưởng đến cơ, xương khớp và nhiều cơ quan khác.
Tiểu đường ngày càng phổ biến hơn. Kèm theo đó là các nguy cơ về biến chứng tiểu đường bị teo cơ, suy thoái xương khớp. Có đến hơn 50% bệnh nhân tiểu đường mắc phải các biến chứng này. Ảnh hưởng đến cơ và xương khớp làm suy giảm khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường.
Tiểu đường bị teo cơ, suy thoái xương khớp
Tỉ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường có biến chứng cơ, xương khớp càng ngày càng gia tăng theo độ tuổi. Tiểu đường là tác nhân khiến bệnh về cơ và xương khớp tiến triển mạnh. Từ đó cơ và xương khớp dần bị suy thoái, yêu và dễ mắc bệnh hơn.
Mật độ xương của bệnh nhân tiểu đường thấp hơn so với người khỏe mạnh. Điều này cũng là điều kiện dẫn đến vấn đề về cơ và xương khớp khi mắc tiểu đường.
>>> Đọc thêm: Những biến chứng tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên lưu ý
Triệu chứng khi tiểu đường bị teo cơ, ảnh hưởng xương khớp
Khởi phát chỉ là cảm giác không duỗi ngón tay thoải mái được. Từ từ sẽ chuyển biến thành cong gập và đau buốt.
Hơn nữa, do tổn thương thần kinh và mạch máu làm người bệnh ít nhận biết được vùng tổn thương. Kèm theo tâm lý chủy quan nên giai đoạn đầu của triệu chứng ít được nắm bắt đúng lúc. Đến khi triệu chứng rõ ràng hơn thì việc điều trị đã khó khăn hơn nhiều.
Các triệu chứng thường thấy bao gồm biến chứng tiểu đường bị teo cơ và biến chứng xương khớp. Nhóm biến chứng teo cơ biểu hiện ở ổng cổ tay, cổ chân, bàn tay cứng,… Các hội chứng đều biểu hiện như tê bàn tay, bàn chân, da và cơ tay chân dày lên, co rút, ngón co quắp.
Nhóm biến chứng xương khớp thường thấy đông cứng, đau lan từ vai xuống bàn, ngón tay, sưng phù, da đỏ, tóm ở các vùng xương khớp. Ở giai đoạn muộn, có thể thấy biểu hiện tiểu đường bị theo cơ, thiểu dưỡng cơ,…
>>> Đọc thêm: Nguy cơ tiểu đường bị hoại tử từ biến chứng bệnh tiểu đường
Cách giảm thiểu tiểu đường bị teo cơ, ảnh hưởng xương khớp
Để giảm thiểu tiểu đường bị teo cơ, thoái hóa xương khớp, cần ổn định đường huyết sớm. Đây là giải pháp tốt nhất. Các yếu tố quan trọng trong ổn định đường huyết thường là chế độ ăn, tập luyện kết hợp dùng thuốc theo lời bác sĩ.
>>> Đọc thêm: Những biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn nên biết
Ngoài ra, bệnh nhân cần kiểm tra cơ và xương khớp thường xuyên. Đặc biệt khi có triệu chứng khởi phát cần đến bác sĩ tư vấn ngay. Làm vậy sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các biến chứng trước khi bệnh nghiêm trọng hơn.