Ở giai đoạn cuối của quá trình mang thai người mẹ hoang mang vì bị tiểu đường thai kỳ tuần 32 với những biến chứng không tốt ảnh hưởng đến não bộ, xương, mắt … của bé. Mẹ hãy theo dõi bài viết này để có cách điều trị phù hợp trong giai đoạn này nhé!
Làm sao để biết bị tiểu đường thai kì tuần 32?
Ở trong giai đoạn thai kỳ tuần thứ 32 nếu bắt gặp các dấu hiệu như khát nước, đi tiểu nhiều hơn trước, thường xuyên mệt mỏi, khô miệng… Tuy đây là những triệu chứng bình thường nhưng ở tuần thứ 32 của thai kỳ thì thai phụ nên cần cẩn trọng hơn, và nên tìm gặp bác sĩ để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32.
Nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ tuần 32 sẽ có chỉ số đường huyết:
- Đường huyết đo vào lúc đói >= 126mg/dl (7,0 mmol/l)
- Đường huyết đo vào lúc bất kỳ >= 200mg/dl (11 mmol/l)
Tiểu đường thai kỳ tuần 32 có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?
Thường thì khi thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ở tuần 32 thì thai nhi vẫn khỏe mạnh bình thường. Nhưng nếu không có phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị đúng thì có thể:
- Thai nhi bị béo phì, chỉ số chiều cao tăng đột biến, cân nặng tăng gấp 2, gấp 3 cân nặng bình thường.
- Tổn thương não bộ của thai nhi.
- Trẻ khi sinh ra thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nặng hơn là phải thở bằng bình oxy.
- Quá trình phát triển đồng tử, lòng trắng của mắt có thể đổi màu sẽ bị ảnh hưởng.
- Có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ Canxi, chậm phát triển tóc, móng, và có tác động đến khung xương của bé sau này.
Mẹ bầu cần làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ tuần 32
Kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu
Lượng đường ổn định cho phép của người mẹ trong giai đoạn này là 5,7 – 6,1mmol/l. Khi đi khám bạn cần yêu cầu bác sĩ theo dõi các vấn đề sau:
- Đo mức độ đường trong máu một cách chính xác.
- Thời điểm và thời gian phù hợp để đo lượng đường trong máu. Phần lớn thai phụ đều được khuyên nên kiểm tra trước khi ăn sáng và khoảng hơn 1 tiếng sau mỗi bữa ăn.
- Lượng đường nên giữ ổn định là bao nhiêu? đơn vị tính là mg/dl hoặc mmol/L.
Chế độ dinh dưỡng
- Năng lượng cung cấp hằng ngày: trung bình từ 1.800 – 2.500 calo.
- Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá, hoặc tình trạng đói kéo dài quá lâu.
- Khẩu phần ăn giảm mỡ, ăn thịt nạc, cá…
- Chú ý việc hấp thu sắt, protein, canxi, vitamin…
- Ăn nhiều trái cây và rau – nên ăn ít nhất 5 phần hoa quả mỗi ngày.
- Tránh thức ăn có đường – thai phụ không hoàn toàn thay chế độ ăn không có đường, mà chỉ hạn chế những đồ ăn nhanh, ăn vặt, đồ ngọt, bánh quy…thay thế bằng những đồ ăn tốt cho sức khỏe như thực phẩm hạt.
- Hạn chế uống đồ uống có đường. Nước hoa quả, sinh tố nên uống những loại quả không chứa quá nhiều đường, không được cho thêm đường. Để chắc chắn, thai phụ nên kiểm tra lượng đường trên chai nước uống và nhờ sự tư vấn của bên tư vấn sức khỏe.
Nếu trong quá trình điều trị bằng chế độ ăn uống hợp lý mà chỉ số đường huyết vẫn cao thì người mẹ có thể kết hợp điều trị bằng insulin.
Sử dụng thuốc
Không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bị tiểu đường thai kỳ ở tuần 32 mà có lượng đường quá cao trên mức kiểm soát 1-2 tuần được sự cho phép của bác sĩ thì mới được dùng thuốc. Thai phụ sẽ được uống thuốc viên (thường là metformin) hoặc tiêm insulin tùy thuộc vào tình trạng của bệnh.
Những bài thể dục phù hợp
Người mẹ hãy giành chút thời gian để tập theo các bài tập mà bác sĩ hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Thông thường thì người mẹ nên dành khoảng 2 tiếng mỗi tuần cho những bài tập có cường độ trung bình,
Kiểm soát thai kỳ
Vì ở giai đoạn cuối của thai kỳ nên người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ tuần 32 cần phải theo dõi thường xuyên sát sao tình trạng của bé nhà mình các chỉ số chiều cao, cân nặng, tình trạng thai nhi, lượng nước ối…Thường xuyên đi khám dưới sự điều trị riêng của bác sĩ.
Tiểu đường thai kỳ ở tuần 32 sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhưng những biến chứng này có thể được ngăn chặn nếu được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 sớm và kiểm soát tốt. Hãy luôn có chế độ ăn uống, tập thể dục, sử dụng thuốc hợp lý và thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Bạn muốn biết thêm về:
- Những điều người mẹ cần biết về tiểu đường thai kỳ tuần 36
- Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không?