Chủ động phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Vì sao bệnh tiểu đường trở nặng vào mùa đông?

Bệnh đái tháo đường là bệnh nguy hiểm và phổ biến. Vào thời tiết lạnh giá của mùa đông, bệnh nhân tiểu đường khốn khổ với biến chứng của bệnh này. Vì sao bệnh tiểu đường trở nặng vào mùa đông?

Thời tiết lạnh có thể làm tăng nồng độ đường máu

bệnh tiểu đường trở nặng vào mùa đông
Vì sao bệnh tiểu đường trở nặng vào mùa đông

Khi nhiệt độ ngoài trời quá lạnh, cơ thể sẽ phải có những phản ứng để thích nghi, từ đó có thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn không nên ở bên ngoài trời lạnh quá lâu, nhất là khi đang có biến chứng tim mạch hoặc biến chứng thần kinh,để tránh bị tổn thương nặng hơn.

Thời tiết lạnh giá làm cho máu cô đặc thêm và có khuynh hướng đông vón

Điều đó giải thích tại sao tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ gia tăng mỗi khi thời tiết trở nên lạnh giá. Bạn hãy nhớ đảm bảo uống đủ nước ấm trong ngày. Nhiệt độ thấp cũng làm cho lưu lượng máu xuống nuôi dưỡng chân giảm. Cộng thêm sự tê cóng làm mất cảm giác. Cả hai yếu tố này khiến bàn chân của bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị tổn thương. Dẫn đến vết loét nhiễm khuẩn khó khỏi và trong một số trường hợp phải cắt cụt bàn chân. Do vậy, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế tập thể dục ngoài trời trong những ngày quá lạnh. Thay vào đó hãy vận động bằng cách luyện tập trong nhà.

>>Xem thêm: Tránh bị đột quỵ khi gặp thời tiết giao mùa ở người bệnh tiểu đường, huyết áp

Đo đường máu trong những ngày lạnh giá cần một số lưu ý

Đa số máy đo đường máu hoạt động không tốt khi nhiệt độ quá thấp. Trước khi đo hãy làm ấm máy đo bằng chính nhiệt độ của cơ thể (ủ trong lòng bàn tay). Bàn tay cũng cần được làm ấm và tăng tưới máu bằng cách đơn giản như xoa hai vào nhau và quay cánh tay rộng nhất có thể nhiều lần.

Khó nhận biết khi bị hạ đường huyết

bệnh tiểu đường trở nặng vào mùa đông
bệnh tiểu đường trở nặng vào mùa đông

Khi thời tiết lạnh, bạn có thể khó nhận biết được các triệu chứng hạ đường huyết vẫn thường quan sát thấy như vã mồ hôi, mệt nhọc, run, rối loạn ý thức…

Nếu như lúc đó máy đo đường huyết hoạt động không tốt. Và bạn đang phân vân với những triệu chứng như thế liệu mình có bị hạ đường huyết hay không? Hay chỉ là 1 trạng thái phản ứng của cơ thể do trời lạnh? Thì tốt nhất bạn hãy xử lý như là mình đang bị hạ đường huyết (ví dụ ăn nhẹ một chút bánh hoặc kẹo ngọt). Vì nếu sau đó đường máu có tăng cao một chút, thì vẫn dễ điều trị hơn là để biến chứng hạ đường huyết cấp tiến triển đến mức nặng.

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì vào mùa lạnh giá

Khi trời lạnh tình trạng stress tăng lên, cơ thể chống lại cái lạnh. Sinh ra nhiều chất chống lại stress càng làm tăng đường huyết. Một số trường hợp hormone không đủ nhiệt phải dùng nhiều calo gây giảm đường huyết. Lúc lạnh đường máu lúc tăng, lúc giảm nên chúng ta phải quản lý đường huyết thật tốt.

Đối với bệnh nhân tiểu đường phải lưu ý giữ vệ sinh cho sức khỏe, khi đi ra ngoài mặc đủ ấm. Khi ở chăn bỏ từ từ, từ trên ngực xuống dần trước khi rời khỏi giường nên thực hiện các động tác xoa bóp cơ thể. Làm cơ thể từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái vận động bằng cách làm nóng cơ thể, mạch máu lưu thông. Nếu lúc này ra khỏi nhà thì cơ thể sẽ đỡ mệt mỏi hơn. Không phải dùng nhiều hormone chống lại với cái lạnh giá.

Thói quen tập thể dục buổi sáng để không khí trong lành là quan điểm sai lầm vì không phải như thế. Mùa đông đi tập thể dục buổi sáng không tốt cho sức khỏe.  Vì thời tiết lạnh giá khí độc thường ở dưới thấp. Nếu ta đi tập thể dục buổi sáng sớm dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên chờ ánh nắng lên khí độc bốc hơi lên cao rồi đi tập thể dục. Lúc đó không khí mới thực sự trong lành.

Ngoài ra, khi gặp lạnh chúng ta có phản ứng đột ngột khiến vùng tưới máu ra ngoài co lại. Giảm tưới máu trên da, gặp lạnh nhiều bị tê cóng, co mạch nên chúng ta phải khởi động để cho nóng cơ thể và mặc cho đủ ấm.