Biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân tiểu đường

Tránh bị đột quỵ khi gặp thời tiết giao mùa ở người bệnh tiểu đường, huyết áp

Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ đột quỵ tiềm ẩn rất cao. Nhất là ở những người từ 50 tuổi trở lên, người bệnh tiểu đường.  Do lưu lượng máu qua não giảm thấp bởi xuất hiện cục máu đông, các chức năng khác của cơ thể suy yếu nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết.

Tại sao người bị huyết áp và tiểu đường dễ bị đột quỵ khi thời tiết giao mùa?

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân tiểu đường đó là tăng đường máu khi thời tiết quá lạnh. Hạ đường huyết cũng là một biến chứng cần chú ý với những biểu hiện như vã mồ hôi, mệt nhọc, run, rối loạn ý thức… Hạ đường huyết rất nguy hiểm, khó điều trị hơn là tăng đường huyết.

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân tiểu đường
Tránh biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân tiểu đường khi giao mùa

Ngoài ra còn có các biến chứng như cảm giác tê cóng chân tay. Bàn chân bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị tổn thương dẫn đến vết loét nhiễm khuẩn khó khỏi. Thậm chí trong một số trường hợp phải cắt cụt bàn chân.

Riêng người bị huyết áp cao, trời rét sẽ làm co mạch khiến huyết áp tăng vọt, dễ gây ra tai biến. Nhất là với người lớn tuổi, khi ra khỏi chăn ấm là lúc dễ bị nhiễm lạnh. Sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch co, huyết áp tăng đột ngột.

Dấu hiệu cảnh báo

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của đột quỵ có khi là “xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân”. Có khi là cơn đau đầu, từ nhẹ, sau đó dồn dập và co thắt. Nếu không xử lý kịp thời, hoặc chủ quan thì bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm, nặng nhất có thể tử vong. Cũng có những bệnh nhân chỉ là “xây xẩm, chóng mặt”, tê yếu tay chân hoặc đau đầu, buồn nôn, khó chịu.

Vì vậy người huyết áp cao, tiểu đường nhất định phải làm những điều sau lúc giao mùa, nếu không muốn đột quỵ đoạt mạng.

Làm gì để người bệnh huyết áp và tiểu đường phòng đột quỵ lúc giao mùa

Kiểm tra mức huyết áp, đường huyết của mình ở mức bình thường. Điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim phải liên tục suốt đời.

Khám tim xem có bị rung nhĩ hay các loại bệnh tim khác không. Nếu có vấn đề tim mạch phải điều trị ngay và thường xuyên.

Tuyệt đối không hút thuốc lá
Tuyệt đối không hút thuốc lá

Tuyệt đối không hút thuốc lá.

Nếu uống rượu bia, bạn chỉ nên uống tối đa một ly rượu nhỏ hoặc một lon bia mỗi ngày.
Bạn có tăng cholesterol thì nên tiết chế ăn uống và khám để kiểm soát, năng vận động. Tránh ngồi một chỗ nhiều, tập thể dục đều đặn.

Người bệnh tiểu đường nên khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thật tốt.
Chế độ ăn ít muối, ăn nhiều trái cây tươi, các loại rau, củ không chứa tinh bột, ít chất béo, giàu chất xơ.

Học cách quản lý căng thẳng, cảm giác căng thẳng, buồn rầu, hoặc tức giận là hiện tượng phổ biến của các bệnh nhân đang sống chung với huyết áp và tiểu đường. Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng mức đường huyết và huyết áp. Người bệnh có thể tìm hiểu thêm một số cách giảm căng thẳng như: Tập thở sâu, làm vườn, đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, làm việc yêu thích, nghe nhạc.

Giữ ấm cơ thể, mỗi khi ra ngoài phải mặc ấm. Không nên ra khỏi nhà vào ban đêm và tập thể dục vào sáng sớm khi trời còn lạnh. Khi cần phải ra ngoài nhất thiết phải mặc đủ ấm.