Biến chứng mắt do tiểu đường thường gặp là bệnh võng mạc, đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Vậy làm thế nào để chăm sóc và bảo vệ tốt đôi mắt khi bị bệnh tiểu đường?
Kiểm soát tốt mức đường huyết
Mức đường huyết cao có thể làm hư hại các mạch máu mỏng manh trong võng mạc và ảnh hưởng đến hình dạng nhãn cầu của bạn, tạm thời gây ra hiện tượng nhìn mờ . Ba bệnh mắt phổ biến mà người bệnh tiểu đường phải đối mặt là bệnh võng mạc, bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
Do vậy, kiểm soát tốt mức glucose trong máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng về mắt cho bệnh nhân tiểu đường.
Thăm khám mắt định kì
Mỗi năm, hãy đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt toàn diện bao gồm kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, xét nghiệm đục thủy tinh thể và kiểm tra nhãn cầu. Kiểm tra mắt hàng năm cho phép bạn bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt nếu các dấu hiệu bất thường xuất hiện. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về khả năng nhìn hay các cảm giác bất thường ở mắt, hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc với tia UVA có thể góp phần gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Vì vậy hãy luôn che chắn mắt bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng kính râm UVA và UVB. Ngoài ra bạn cũng có thể đội mũ rộng vành hay mũ lưỡi trai khi ra nắng.
Bỏ hút thuốc là cách bảo vệ tốt đôi mắt khi bị bệnh tiểu đường
Hút thuốc có ảnh hưởng nguy hại đến toàn bộ hệ cơ quan trên cơ thể người. Đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù hút thuốc chưa được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường.
Nhưng nó có thể làm nặng thêm nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh về các mạch máu nhỏ, trong đó có hệ thống mạch máu tại mắt. Quan trọng không kém, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ. Hoặc đau tim và hút thuốc có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đó.
Vì vậy, bằng mọi cách hãy từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện kiểm soát đường huyết. Một trong những yếu tố góp phần quyết định khả năng bị tổn thương mắt liên quan đến bệnh tiểu đường. Hãy duy trì tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần trong 60 phút mỗi ngày. Và coi nó như một thói quen thực sự quan trọng.
Nếu việc tập luyện khó khăn, hãy bắt đầu từ từ bằng cách đi bộ 20-30 phút mỗi ngày. Nếu bạn đã có vấn đề về mắt, hãy tránh thực hiện các bài tập làm căng thêm các mạch máu trong mắt (như nâng tạ và các bài tập với lên cao).
Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh
Bảo vệ đôi mắt của bạn có thể bắt đầu bằng việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng. Bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin E, beta-carotene, axit béo omega-3, lutein, zeaxanthin. Và kẽm có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bạn có thể tham khảo để cân bằng thực đơn hàng ngày:
- Vitamin A: rau củ quả có màu cam và vàng như: trứng, cà rốt, khoai lang, xoài,… hay cải xoăn, rau bina…
- Vitamin C: quả việt quất, quả mâm xôi, kiwi, bông cải xanh, đu đủ, cam, chanh, dưa, súp lơ …
- Vitamin E: các loại hạt và dầu hạt, quả bơ, bí ngô, khoai lang, xoài, cà chua, đu đủ, quinoa, gạo nâu, yến mạch
- Beta-Carotene: măng tây, bưởi, ớt, mận, bí ngô, khoai lang, cải xoăn, cà rốt
- Axit béo omega-3: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá cơm, quả óc chó, hạnh nhân, dầu cá, dầu hạt lanh, dầu hạt nho đen
- Lutein và Zeaxanthin: rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, đậu Hà Lan, quả bơ
- Kẽm: các loại đậu: đậu đen, đậu lăng,… hạt hướng dương. Ngoài ra có rau bina, hạt điều, nấm, hải sản, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt lợn…
>>Xem thêm: Nguy cơ mất thị lực ở người đái tháo đường khi bị biến chứng