biến chứng mạch vành của bệnh tiểu đường

Biến chứng mạch vành ở người bệnh tiểu đường do đâu?

Nguy cơ mắc biến chứng mạch vành của bệnh tiểu đường tăng gấp 2 – 4 lần, gây bệnh tật nghiêm trọng và tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh đái tháo đường.

Tại sao có biến chứng mạch vành ở người bệnh tiểu đường?

biến chứng mạch vành ở người bệnh tiểu đường
biến chứng mạch vành ở người bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi sự tăng đường huyết. Tăng đường huyết ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên hệ mạch máu, là nguồn gốc của tình trạng bệnh tật và tử vong ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Cụ thể, cơ chế của bệnh tiểu đường gây ra tổn thương ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng mạch máu. Lớp nội mạc là tế bào trong cùng của thành mạch – nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn, các phân tử cholesterol sẽ dễ dàng chui qua lớp nội mạc để vào trong, kết hợp với tế bào bạch cầu tăng khả năng kết dính và xuyên thành vào trong lớp nội mạc. Từ đó hình thành mảng xơ vữa động mạch, hoặc nếu mảng xơ vữa đã có sẵn thì tiến triển rất nhanh, dẫn đến hẹp lòng mạch, gây nên thiếu máu cục bộ mạn tính ở các cơ quan.

Ngoài ra, lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương còn gây co mạch, kết hợp với các tế bào tiểu cầu kết dính, hình thành nên cục máu đông trong lòng mạch. Huyết khối làm tắc mạch cấp tính, là nguyên nhân của các biểu hiện lâm sàng như: cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… đe dọa nghiêm trọng tính mạng bệnh nhân.

Các biến chứng mạch vành

Tùy theo vị trí của mạch máu bị thương tổn mà sẽ có các biến chứng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Tổn thương động mạch mắt gây giảm thị lực, dẫn đến mù lòa;
  • Tổn thương động mạch thận dẫn đến suy thận, tăng huyết áp;
  • Tổn thương động mạch vành gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử;
  • Tổn thương mạch máu não dẫn đến tai biến mạch não;
  • Tổn thương ở động mạch chi gây viêm tắc, biểu hiện đau cách hồi, hoại tử đầu chi…

Như vậy, đái tháo đường tiến triển mạn tính sẽ dẫn đến rối loạn và suy yếu chức năng của nhiều cơ quan, nhất là mắt, não, thận, thần kinh và tim mạch. Trong đó, đái tháo đường gây biến chứng mạch máu là phổ biến nhất. Bệnh đái tháo đường làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ và đe dọa tính mạng do các vấn đề tim mạch. Biến chứng mạch vành của bệnh tiểu đường cũng có thể gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi với những biểu hiện lâm sàng không điển hình.

Đối tượng nào có nguy cơ bị biến chứng mạch vành?

Đặc trưng đái tháo đường tuýp 2 xảy ra trên cơ sở hội chứng chuyển hóa, bao gồm:

  • Béo phì thể bụng
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn mỡ máu
  • Tình trạng tăng đông.

Những yếu tố trên đều có nguy cơ làm tăng bệnh lý tim mạch. Ngược lại, tiểu đường cũng là một trong nhiều yếu tố nguy cơ làm cho gia tăng nhồi máu, đột quỵ và tử vong.

Theo một nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim hoặc tử vong trong 7 năm là:

  • 20% ở bệnh nhân đái tháo đường;
  • 3,5% ở bệnh nhân không đái tháo đường.

Đối với người có bệnh sử nhồi máu cơ tim, tỷ lệ tái phát hoặc tử vong do biến cố tim mạch là:
• 45% ở bệnh nhân đái tháo đường;
• 18,8% ở bệnh nhân không đái tháo đường.

Nói cách khác, người bệnh tiểu đường dù không có tiền sử nhồi máu cơ tim cũng có nguy cơ xảy ra biến cố mạch vành cấp giống như người có tiền sử nhồi máu cơ tim nhưng không mắc tiểu đường.

Càng nhiều yếu tố kết hợp, tỷ lệ đái tháo đường gây biến chứng mạch máu càng tăng mạnh. Trong số trên, có 2 yếu tố không thể tác động được là tuổi tác và tiền sử gia đình. Còn các yếu tố còn lại đều có thể làm thay đổi được. Chính vì vậy, người bệnh đái tháo đường không nên lơ là tác động của những yếu tố nguy cơ này. Cố gắng loại bỏ thói quen ít vận động, hút thuốc và ăn uống không lành mạnh

Yếu tố nào gây bệnh mạch vành ở người tiểu đường

biến chứng mạch vành của bệnh tiểu đường
Biến chứng mạch vành của bệnh tiểu đường

Có một số yếu tố khi kết hợp với đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch lên nhiều lần. Cũng như làm nặng nề thêm biến chứng mạch vành của bệnh tiểu đường. Bao gồm:

  • Trên 60 tuổi (càng cao tuổi, nguy cơ càng tăng)
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol và / hoặc triglycerid máu).
  • Béo phì, nhất là béo bụng
  • Nghiện hút thuốc
  • Ít vận động
  • Tiền sử gia đình có người tử vong vì nhồi máu cơ tim.
  • Càng nhiều yếu tố kết hợp, tỷ lệ đái tháo đường gây biến chứng mạch máu càng tăng mạnh. Trong số trên, có 2 yếu tố không thể tác động được là tuổi tác và tiền sử gia đình. Còn các yếu tố còn lại đều có thể làm thay đổi được. Chính vì vậy, người bệnh đái tháo đường không nên lơ là tác động của những yếu tố nguy cơ này. Cố gắng loại bỏ thói quen ít vận động, hút thuốc và ăn uống không lành mạnh.
  • Bệnh đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng. Trong đó điển hình là các biến chứng bệnh tim mạch, mạch vành. Do đó, việc thăm khám sức khỏe, theo dõi, quản lý đường huyết. Và tầm soát các bệnh lý tim mạch là việc làm cần thiết.

>> Xem thêm: Các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường mà bạn cần biết