Một số cách điều trị tiểu đường không dùng thuốc

Các biện pháp trị tiểu đường không dùng thuốc cần được áp dụng trong suốt quá trình bị bệnh, người bệnh tiểu đường cần phải có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để làm giảm lượng đường trong máu. Đối với những người mới mắc, nếu thực hiện tốt chế độ ăn uống và luyện tập cũng có thể kiểm soát tốt chỉ số đường huyết mà chưa cần phải dùng thuốc.

Từ bỏ các thói quen xấu

Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu mà còn khiến bệnh tiểu đường khó kiểm soát. Nicotine từ thuốc lá đi vào cơ thể sẽ làm chậm hấp thu insulin và tăng nguy cơ kháng insulin của cơ thể.

Bên cạnh đó, lượng cồn cao trong bia, rượu có thể gây biến chứng hoặc hạ đường huyết trầm trọng. Do đó, bạn nên bỏ thuốc lá và nói không với rượu, bia.

Thư giãn, tránh stress

Rất ít người biết tầm quan trọng của việc thư giãn và ngủ đúng giờ giấc. Sự căng thẳng hoặc mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol và epinephrine gây tăng đường huyết. Do đó, bạn hãy thư giãn bằng một số cách như: đọc sách, tập yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh, nghe nhạc nhẹ, trò chuyện với người thân…

Tránh stress là cách điềutrị tiểu đường không dùng thuốc

Tập thể dục thường xuyên

Việc vận động mỗi ngày là cách chữa tiểu đường không dùng thuốc hiệu quả và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần duy trì tất cả các môn thể dục yêu thích như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh… mỗi buổi tối thiểu 30 – 45 phút và 5 buổi/tuần.

Tuy nhiên, bạn nên có chế độ tập luyện vừa sức tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng chịu đựng của mỗi người, điều này bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tập luyện và cường độ.

Tăng cường vận động là phương pháp trị tiểu đường không dùng thuốc

Các chuyên gia cho biết tập thể dục là cách giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, kiểm soát mỡ máu, huyết áp hiệu quả. Đặc biệt, tập luyện còn giúp insulin hoạt động tốt hơn, nhờ đó giảm và ổn định đường huyết lâu dài. Ở bệnh nhân tiểu đường mắc kèm bệnh tim mạch, thói quen đi bộ sẽ giúp làm giảm tình trạng đau thắt ngực và phòng tránh nhồi máu cơ tim hiệu quả.

Lưu ý trước khi bắt đầu chế độ luyện tập

Người bệnh ĐTĐ, trước khi áp dụng một chế độ tập luyện TDTT, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên về chế độ tập luyện TDTT cụ thể và thích hợp, về việc lựa chọn môn thể thao nào, cường độ và thời gian luyện tập ra sao, có điều gì phải tránh, lưu ý những gì khi tập.

Tập luyện an toàn và hiệu quả

Lựa chọn hình thức phù hợp với tình trạng sức khoẻ và sở thích.

Tập luyện bắt đầu từ từ , tăng dần về thời gian, cường độ. Tự điều chỉnh mức độ tập theo tình trạng của bản thân. Nếu tập quá nhanh, quá mạnh hoặc quá lâu có thể gây đau đớn hay kiệt sức, điều này có thể gây chấn thương, làm nặng thêm các biến chứng sẵn có, thậm chí đe doạ tính mạng

Một bài tập tốt bao gồm 3 giai đoạn:

  • Bắt đầu khởi động 5-10 phút: làm nóng cơ thể bằng những động tác co duỗi nhẹ nhàng, chậm rãi.
  • Phần chính của bài tập: ít nhất là 20 đến 30 phút. Tập với cường độ mạnh hơn nhưng chú ý không quá gắng sức gây thở dốc, mệt lả hay căng cơ bắp quá mức (vẫn có thể nói chuyện với người cùng tập).
  • Kết thúc bài tập: 5 đến 10 phút thả lỏng, giãn gân cốt. Không nên kết thúc đột ngột mà phải tiếp tục vận động chậm dần để cho nhịp tim, nhịp thở giảm dần, cơ bắp thả lỏng dần.

Để đạt hiệu quả, tập ít nhất 3,4 lần mỗi tuần.

Có thể kết hợp một số hình thức tập khác nhau xen kẽ giữa các ngày trong tuần.

Trong trường hợp mắc biến chứng thần kinh, bệnh lý bàn chân hoặc bệnh xương khớp chân. Bạn hạn chế các động tác đứng hoặc đi lại quá nhiều như đi bộ, leo cầu thang… Khi đó, bạn nên chọn đạp xe đạp trên không, bơi lội hoặc các bài tập vùng thân trên. Bên cạnh đó, bạn không nên tập luyện khi đường huyết quá cao hoặc quá thấp.

Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý

Đa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đều gặp phải tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, tăng khả năng đột quỵ, nhồi máu cơ tim… thậm chí có thể tử vong. Do đó, trong các cách chữa tiểu đường không dùng thuốc không thể thiếu mục tiêu giảm cân. Điều này sẽ giúp tăng cường độ nhạy của cơ thể với insulin và giảm thiểu rủi ro tim mạch.

Người bệnh cần lưu ý giảm cân an toàn bằng cách thực hiện chế độ ăn ít đường, mỡ và tập thể dục. Bạn không nên giảm cân quá nhanh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trị tiểu đường không dùng thuốc bằng cách duy trì cân nặng hợp lý

Thay đổi chế độ ăn

Những thực phẩm hàng ngày mà bạn đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Một số nguyên tắc chung mà người bệnh cần tuân theo để có bữa ăn khoa học đó là:

Giảm lượng đường bột hằng ngày: Bạn nên hạn chế bớt lượng đường bột từ bánh mì, cơm trong mỗi bữa ăn.

Tăng cường rau xanh, chất xơ: giúp làm chậm hấp thu đường từ hệ tiêu hóa. Đồng thời không bị tích lũy và dư thừa năng lượng. Chất xơ còn giúp nhuận tràng, tiêu hóa dễ dàng.

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ trái cây ít đường. Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy vậy bạn nên chọn những loại trái có ít đường nhằm tránh làm tăng đường huyết khi ăn.

Hạn chế chất béo từ động vật, thay thế bằng chất béo thực vật. Chất béo từ động vật là những loại chất béo có hại.

Sử dụng đường ăn kiêng cho người tiểu đường. Là loại đường có vị ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp và không mang năng lượng.

Uống sữa dành cho người bệnh tiểu đường: Cần lựa chọn sử dụng những loại sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường.

Hạn chế các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò) chứa nhiều chất béo có hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên dùng các loại thịt trắng từ cá hoặc thịt gia cầm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân chia bữa ăn hợp lý. Ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, buổi tối chỉ ăn nhẹ. Không nên ăn sau 9 giờ tối, vì đây là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.

Dùng thảo dược giúp ổn định đường huyết

Nguyên nhân chính khiến bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng là do tình trạng kháng insulin. Vì thế dù dùng thuốc hay không dùng thuốc, mục đích chính của việc điều trị bệnh tận gốc chính là làm giảm kháng insulin.

Nhiều nghiên cứu cho thấy lá Xoài và nhiều thảo dược quý khác như lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng… có khả năng làm giảm kháng insulin thông qua việc kiểm soát toàn bộ chu trình chuyển hóa đường của cơ thể. Từ đó giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết lúc đói, không làm tăng đường huyết sau ăn. Làm giảm HbA1c để hạn chế biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Các cách chữa tiểu đường không dùng thuốc tương đối đơn giản nên bạn có thể dễ dàng thực hiện. Nhưng sự thành công chỉ đến với người thực sự quyết tâm. Bệnh giai đoạn sớm biết cách kiểm soát càng chóng lành bệnh. Bạn hãy kiên trì thực hiện các cách chữa không dùng thuốc kết hợp cùng thực phẩm hỗ trợ nhé!