biến chứng thường gặp ở tiểu đường tuýp 1

Các biến chứng thường gặp ở tiểu đường tuýp 1

Những người mới mắc sẽ rất hoang mang khi phải chung sống với bệnh mấy chục năm còn lại. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? Bệnh nhân cần làm gì nếu gặp các biến chứng thường gặp ở tiểu đường tuýp 1

Mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

biến chứng thường gặp ở tiểu đường tuýp 1
Biến chứng thường gặp ở tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không hoàn toàn do đường huyết của bạn có được kiểm soát tốt hay không. Nếu đường huyết kiểm soát tốt thì bạn có thể sống khỏe mạnh bằng tiêm Insulin. Dưới đây là mức đường huyết mục tiêu trong điều trị tiểu đường tuýp 1:
• Đường huyết khi đói: 4.4 – 7.2 mmol/L (80 – 130 mg/dL)
• Đường huyết 2h sau ăn: ≤ 10 mmol/L (180mg/dL)
Ngược lại, nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, bệnh nhân tiểu đường type 1 có nguy cơ tiến triển các biến chứng, bao gồm: biến chứng ngắn hạn và biến chứng dài hạn.

Biến chứng cấp tính của tiểu đường tuýp 1

biến chứng thường gặp ở tiểu đường tuýp 1
Biến chứng thường gặp ở tiểu đường tuýp 1

Hạ đường huyết

Là tình trạng đường máu quá thấp dưới 3.9 mmol/L. Bệnh nhân thường có triệu chứng run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp tim đập nhanh, nhìn mờ. Nếu không xử trí kịp thời, đường huyết tụt xuống dưới 3 mmol/L bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê rất nguy hiểm.

Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính rất hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 trong các trường hợp:

  • Dùng quá liều Insulin
  • Bỏ bữa hoặc ăn một bữa nhỏ hơn mà không giảm liều Insulin
  • Tiêm Insulin quá xa bữa ăn
  • Tập thể dục cường độ cao, thời gian dài hơn bình thường mà không giảm liều Insulin

Để phòng tránh hạ đường huyết, bệnh nhân nên theo dõi đường huyết của cơ thể tại các thời điểm khi đói, sau ăn 2h, trước khi đi ngủ và sau khi tập luyện để biết cách điều chỉnh liều lượng Insulin cho phù hợp. Ngoài ra, bạn nên mang theo mình một thanh chocolate, vài viên kẹo hoặc viên glucose để phòng tránh hạ đường huyết.

Nhiễm toan ketone

Nếu mức đường huyết của bạn trên 14 mmol/L thì có thể có nguy cơ bị tăng ketone máu. Đường từ máu không vào tế bào khiến tế bào thiếu năng lượng hoạt động. Khi đó, cơ thể phá vỡ chất béo dự trữ để chuyển hóa thành năng lượng. Sản phẩm phụ của quá trình này là các thể ketone. Triệu chứng của nhiễm toan ketone là khát nước, buồn nôn, nôn, da khô, mắt nhìn mờ, thở nông, nhanh. Nếu không điều trị khẩn cấp, nồng độ ketone trong máu tăng quá cao có thể gây hôn mê và tử vong trong vòng 1h.

Nhiễm toan ketone có thể xảy ra nếu như bệnh nhân tiểu đường quên tiêm insulin, khi bỏ ăn hoặc khi bị ốm. Khi thấy có các dấu hiệu bị nhiễm toan ketone, hoặc nếu bạn có máy đo ketone tại nhà và chỉ số ketone máu trên 1.5 mmol/L, hãy:

  • Uống nhiều nước (không đường) ít nhất 3l/ngày.
  • Cố gắng ăn uống
  • Kiểm tra đường huyết và ketone máu

Bên cạnh biến chứng ngắn hạn, tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào các biến chứng mạn tính (dài hạn) mà bạn có thể gặp phải nếu không kiểm soát tốt đường huyết.

>>Xem thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?

Biến chứng mạn tính của tiểu đường tuýp 1

Biến chứng tim mạch

Là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh nhân đái tháo đường, lên tới 52%. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2-3 lần so với người bình thường. Lượng đường trong máu cao khiến hệ thống đông máu hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp và rối loạn lipid máu dẫn đến các biến chứng tim mạch như đau thắt ngực, bệnh cơ tim, bệnh động mạch ngoại vi. Nguy hiểm hơn, tắc mạch máu não có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý:

  • Kiểm soát tốt đường huyết, khi đói từ 4.4-7.2 mmol/L, sau ăn 2h dưới 10 mmol/L
  • Kiểm soát LDL-cholesterol máu ≤100 mg/dl (2,60 mmol/l), Triglycerid ≤ 150 mg/dl (1,7 mmol/L)
  • Kiểm soát cân nặng, BMI < 25
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích
  • Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường: tăng cường rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế tinh bột trắng, bánh kẹo ngọt, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

Biến chứng thận

– Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận mãn tính. Dữ liệu tổng hợp từ năm mươi tư quốc gia cho thấy hơn tám mươi phần trăm trường hợp bệnh thận giai đoạn cuối là do tiểu đường, tăng huyết áp hoặc kết hợp cả hai. Nguyên nhân là do tổn thương các mạch máu nhỏ tại cầu thận, thận phải hoạt động nhiều để đào thải glucose máu, Lâu ngày có thể khiến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy hoàn toàn.

– Để giảm nguy cơ tiến triển biến chứng thận, bên cạnh kiểm soát tốt các chỉ số tương tự như phòng ngừa biến chứng tim mạch, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra albumin trong nước tiểu. Sàng lọc albumin niệu nên được thực hiện hằng năm sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán tiểu đường tuýp 1. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát chỉ số Albumin/Creatinin > 30mg/g

Biến chứng mắt

50% số bệnh nhân tiểu đường ngoài 40 tuổi bị giảm thị lực do các biến chứng mắt tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức cao theo thời gian, các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt bị phá hủy. Do đó, chất lỏng có thể bị rò rỉ vào mắt và gây sưng tấy. Các mạch máu mới, bắt đầu phát triển. Những mạch máu này tăng sinh, dẫn đến sẹo hoặc gây ra áp suất cao nguy hiểm bên trong mắt của bạn.

Bốn bệnh về mắt có thể làm giảm thị lực của bệnh nhân tiểu đường gồm: bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp. 95% các trường hợp giảm thị lực nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể hồi phục. Để phòng ngừa biến chứng mắt do tiểu đường, bệnh nhân cần khám mắt định kỳ hàng năm kể từ 5 năm được chẩn đoán tiểu đường tuýp 1.

Biến chứng thần kinh

Đường huyết cao gây tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể. Đau dây thần kinh tọa là một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Bệnh thần kinh ngoại biên cũng là biến chứng hay gặp, làm mất cảm giác ở bàn chân.

Bệnh nhân tiểu đường thường có các triệu chứng như tê bì chân tay, mất cảm giác đau tạo điều kiện cho các vết thương bị nhiễm trùng. Từ đó dẫn đến loét, nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất là cắt cụt chi. Trên thế giới ước tính cứ 30s sẽ có một bệnh nhân bị cắt cụt 1 chi hoặc một phần của chi dưới.

Để phòng ngừa biến chứng bàn chân cho tiểu đường, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Kiểm tra chân mỗi ngày, đặc biệt là gót chân, đế bàn chân, kẽ các ngón chân để kịp thời phát hiện các vết thương, vết chai. Dùng gương hoặc nhờ người khác giúp đỡ nếu bạn không thể kiểm tra đế bàn chân.
  • Cắt móng chân hàng tuần và dùng dũa để mài cho móng chân hết sắc
  • Thoa kem dưỡng ẩm để ngăn nứt nẻ chân, không thoa kem ở kẽ các ngón chân.
  • Rửa chân hằng ngày bằng xà phòng và nước ấm, lau khô chân đặc biệt là các kẽ ngón chân.
  • Kiểm tra chân định kỳ hàng năm: kiểm tra tuần hoàn máu tự thân. Dùng các biện pháp kích thích để kiểm tra cảm giác của bàn chân

Hãy nhớ rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không là do bạn. Đừng quá lo lắng khi mới mắc tiểu đường tuýp 1. Bạn vẫn có thể sống khỏe và sống lâu nếu như kiểm soát tốt đường huyết.