Các trường hợp khẩn cấp của bệnh tiểu đường ở trẻ em

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?

Bệnh tiểu đường thường có 2 loại chính là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 xuất phát từ nguyên nhân, đối tượng và lứa tuổi bị bệnh khác nhau. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn ?

Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là tiểu đường vị thành niên hay tiểu đường trẻ em. Do đối tượng của loại này thường dưới 30 tuổi. Bệnh do tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất rất ít insulin hoặc không sản xuất insulin.

Tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn
Tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn

Những bệnh nhân này có thể cũng có các rối loạn miễn dịch khác như bệnh Basedow, viêm giáp Hashimoto và bệnh Addison. Số người bị tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 10% trong số tất cả bệnh nhân tiểu đường.
Trong tiểu đường tuýp 1, các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy. Người bệnh phải tiêm insulin trong suốt thời gian sống chung với bệnh.

Đặc biệt, loại này không thể phòng ngừa được, các biện pháp tập thể dục. Và chú ý chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế các biến động đường huyết và ngăn ngừa biến chứng xuất hiện.

Bệnh khởi phát đột ngột, cấp tính và gặp ở đối tượng có thể trạng gầy. Các biến chứng thường gặp là tăng đường huyết do nhiễm toan Ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Những biến chứng tổn thương vi mạch thường xuất hiện sau vài năm bị bệnh.

Tiểu đường tuýp 2

Trái ngược lại với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 thường được phát hiện ở những người thừa cân. Còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành.

Loại này chiếm khoảng 90% tất cả các trường hợp của bệnh tiểu đường. Trong tiểu đường tuýp 2, tuỵ người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin nhưng không đủ hoặc cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường.

Một số trường hợp, sau khi ăn tuỵ sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Ða số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin (đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ). Lượng lớn insulin được sản xuất được tế bào nhận diện. Bệnh thường khởi phát từ từ, ít có nhiễm toan ceton, tổn thương vi mạch thường xuất hiện sớm, nồng độ insulin máu tăng hoặc bình thường.

Hầu hết tiểu đường tuýp 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ tăng theo tuổi. Bệnh tiểu đường tuýp 2 đôi khi được coi là một căn bệnh lối sống. Vì nó thường có nguy cơ do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục. Với tiểu đường tuýp 1 các triệu chứng thường rầm rộ nên có thể phát hiện và điều trị sớm hơn.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?

Tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn
Tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn

Với người bệnh đái tháo đường type 1 do tuyến tụy đã giảm. Hoặc mất khả năng sản xuất Insulin do đó việc sử dụng Insulin là bắt buộc. Với người bệnh đái tháo đường type 2 Insulin chỉ sử dụng ở giai đoạn sau của bệnh.

Tuy nhiên với đái tháo đường type 1 việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng hơn so với đái tháo đường type 2 – khi phát hiện thường đã có biến chứng do tiến triển âm thầm của bệnh.

Mỗi loại có biểu hiện và đặc trưng khác nhau nhưng đều có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Vì vậy khi đã bị đái tháo đường dù type nào, người bệnh cần xác định phải sống chung với bệnh suốt đời.

Để hạn chế nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ, cần tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn. Bên cạnh đó là dùng thuốc để đạt được mục tiêu cốt yếu nhất là kiểm soát đường huyết ổn định.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Biểu hiện lâm sàng xuất hiện rầm rộ trong đái tháo đường type 1. Bệnh nhân thường đột ngột có các biểu hiện đái nhiều, khát nước, uống nhiều và gày sút rất nhanh và có thể hôn mê.

Người đái tháo đường type 2 chủ yếu được phát hiện ngẫu nhiên khi đi khám sức khoẻ định kỳ, hoặc khi đi khám mắt, hoặc chuẩn bị mổ nên làm xét nghiệm thấy đường máu tăng cao. Các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ thiếu insulin, giai đoạn đầu thường không rõ ràng:

  • Giảm thể lực chung.
  • Đái nhiều, uống nhiều và giảm cân (mất nước).
  • Ăn kém ngon (thường ở đái tháo đường type 1), đói nhiều (giai đoạn tăng insulin máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2).
  • Dễ bị nhiễm khuẩn da lâu lành, ngứa vùng sinh dục; nhiễm khuẩn tiết niệu; lao phổi…
  • Rối loạn thị lực: nhìn mờ.
  • Chuột rút bắp chân ban đêm.
    Giảm dục tình, liệt dương, mãn kinh.
  • Ở người già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt và ngã (do mất nước).
  • Nhiều bệnh nhân phát hiện ra bệnh trong tình trạng hôn mê tăng đường máu.