Kết hợp vận động giúp người bệnh tiểu đường mỡ máu kiểm soát tốt

Bơi lội đối với bệnh tiểu đường là một hoạt động thể chất rất tốt

Bơi lội đối với bệnh tiểu đường là một hoạt động thể chất rất tốt. Giúp ổn định đường huyết, kiểm soát cân nặng mà còn phòng ngừa được các biến chứng ở tim ở những người mắc bệnh tiểu đường.”Tập thể dục cường độ thấp như bơi lội đã được chứng minh là có lợi cho người bệnh tiểu đường.

Lợi ích của bơi lội đối với bệnh tiểu đường

Bơi lội giúp kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo và cải thiện sức khỏe tim mạch. Điều này rất có ý nghĩa để giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch của tiểu đường.

bơi lội đối với bệnh tiểu đường
Bơi lội đối với bệnh tiểu đường

Lợi ích kiểm soát đường huyết mang lại từ tập thể dục có thể kéo dài hàng giờ, đôi khi hàng ngày – nhưng điều này không phải là vĩnh viễn. Hãy bắt đầu và duy trì các bài tập hàng ngày, thậm chí chỉ cần kéo dài 10-15 phút mỗi lần.

Người mắc bệnh tiểu đường thường được các bác sỹ khuyến cao là rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên với cường độ nhẹ nhàng. Mà môn bơi lội đáp ứng được điều đó và khả năng gây tổn thương xương khớp cũng ít hơn các môn thể thao khác.

– Bơi lội thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo, cải thiện tim mạch. Điều này rất tốt và giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người mắc bệnh tiểu đường.

– Ngoài ra, việc bơi lội còn giúp giảm áp lực lên đôi chân nhiều hơn so với các bộ môn thể dục khác. Đồng thời làm tăng cường lượng máu lưu thông tới các mạch máu nhỏ ở chân, nhằm ngăn ngừa các tổn thường và nhiễm trùng ở bàn chân.

– Ngoài ra, bơi lội giúp bạn cảm thấy thư giãn, bớt căng thẳng, mệt mỏi. Điều này khiến cuộc sống của bạn tươi vui hơn và đây chính là liều thuốc tinh thần quý nhất dành cho người mắc bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường nên làm gì trước khi quyết định đi bơi

Yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định bệnh nhân tiểu đường có nên đi bơi hay không chính là sự đánh giá của bác sĩ điều trị về mức độ phù hợp của người bệnh đối với môn thể dục này.

Các chuyên gia cũng sẽ cung cấp cho bệnh nhân về những lưu ý và biện pháp phòng tránh tụt đường huyết. Dựa vào loại bệnh tiểu đường mà người đó mắc phải, thuốc đang sử dụng, lượng đường máu, môn thể dục khác đang tập, tuổi tác…

Những lưu ý đặc biệt khi đi bơi

Bạn nên cho nhân viên cứu hộ tại bể bơi biết tình trạng bệnh tình của mình để họ quan sát kỹ hơn

Trong quá trình bơi, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thì đó là lúc lượng đường trong máu bị tụt xuống thấp. Lúc này bạn nên ngừng bơi và ăn một chiêc kẹo hoặc đồ ăn nhẹ nhé.

Bơi lội đối với bệnh tiểu đường
Bơi lội đối với bệnh tiểu đường

Hãy đi giày dép khi đi xung quanh hồ bơi, trong phòng thay đồ. Đồng thời kiểm tra bàn chân sau khi bơi xem có vết cắt, vết bầm tím hoặc trầy xước hay không. Nhằm hạn chế nguy cơ vô tình bị nhiễm trùng bàn chân tại hồ bơi.

Khi bơi trong một khoảng thời gian dài có thể làm lượng đường trong máu tụt xuống thấp, kèm theo cảm giác mệt mỏi. Khi đó nên ngừng bơi và ăn 1 chiếc kẹo hoặc đồ ăn nhẹ mang theo khi đi bơi.

Không nên đi bơi một mình. Bất kỳ môn thể dục nào cũng mang đến sự vui vẻ, cùng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn nên duy trì chúng thường xuyên. Việc có bạn đi cùng là một điều tốt, giúp tạo thêm động lực cho mỗi cá nhân.

Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên có ít nhất một người bạn bơi cùng hoặc tham gia câu lạc bộ bơi dành cho người tiểu đường để chia sẻ kinh nghiệm sống chung với bệnh, giải tỏa các lo lắng về bệnh, và giao lưu nhiều hơn, nhờ đó giảm được căng thẳng và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường.