Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường mãn tính nguy cơ từ tiền đái tháo đường

Có một thực tế mà ít người biết được, đó là trước khi bị tiểu đường type 2 hầu như tất cả bệnh nhân đều phải trải qua giai đoạn tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường). Nếu phát hiện được sự rối loạn đường huyết ở giai đoạn này thì việc chữa dứt điểm bệnh là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

Tiền đái tháo đường là gì ?

Tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng vẫn thấp hơn mức bệnh tiểu đường được gọi là tiền đái tháo đường.

Tiền tiểu đường

Người bệnh được coi là đang ở trong giai đoạn tiền đái tháo đường nếu như có 1 trong các xét nghiệm chẩn đoán sau:

+Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên trong khoảng 7,8-11,1 mmol/l hoặc 140-200 mg/dL
+ Chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng 5,6-6,9 mmol/l hoặc 101-125 mg/dL
+ Chỉ số đường huyết đo bằng nghiệm pháp dung nạp glucose: 7,8-11,1 mmol/l hoặc 140-200 mg/dL
+ Chỉ số HbA1c trong khoảng 5,7-6,4%.

Trong giai đoạn này người bệnh gần như không có bất cứ biểu hiện gì bất thường cho đến khi chuyển thành tiểu đường type 2. Đa phần các trường hợp người bệnh phát hiện ra trong khi đi khám sức khỏe ngẫu nhiên. Do đó lời khuyên dành cho mọi người là nên đi khám định kỳ sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện ra những bệnh lý nguy hiểm đang tiềm ẩn ở trong cơ thể.

Tiền tiểu đường do đâu mà bị ?

Sự rối loạn nồng độ đường glucose ở trong máu đều có liên quan trực tiếp đến hormon insulin. Và tình trạng tiền đái tháo đường cũng không phải là ngoại lệ.

+ Bình thường trong cơ thể của chúng ta khi nồng độ đường huyết tăng cao thì tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hormon insulin. Insulin sẽ thúc đẩy đưa glucose từ trong máu vào tế bào giúp làm giảm nồng độ đường huyết xuống.

+ Ở người tiền đái tháo đường sẽ 2 khả năng xảy ra: một là do nồng độ insulin tiết ra không đủ đáp ứng với nhu cầu hạ đường huyết của cơ thể. Hai là do có sự kháng insulin, insulin không thể phát huy được hết công dụng.

Do đó người bệnh sẽ có mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng vẫn chưa đến mức độ bệnh tiểu đường.

Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tiền đái tháo đường là:

+ Người béo phì thừa cân
+ Người thường xuyên ăn đồ ngọt, chất đường bột
+ Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ
+ Người có tiểu sử gia đình đã từng mắc tiểu đường type 2.

Nếu bạn là một trong những đối tượng này thì hãy nên thường xuyên kiểm tra định kỳ đường huyết để sớm phát hiện ra bệnh.

Tiền tiểu đường sẽ chuyển thành tiểu đường type 2

Theo các chuyên gia nội tiết đái tháo đường, nếu như những người bị tiền tiểu đường không có các biện pháp chữa trị cũng như điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống thì sau khoảng 3-10 năm gần như chắc chắn sẽ chuyển thành bệnh tiểu đường type 2.

Tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường

Một số dấu hiệu cho thấy người bệnh đã chuyển sang giai đoạn bệnh mạn tính là: đói nhiều, gầy nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, mắt mờ, xuất hiện những vết loét ngoài da khó lành…

Tiền tiểu đường không gây nguy hiểm nhưng tiểu đường thì lại khác. Người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải một loạt các biến chứng nghiêm trọng như: bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, biến chứng thần kinh…

Do đó ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường người bệnh cần phải sớm sử dụng các biện pháp chữa trị kết hợp với ăn uống khoa học, vận động lành mạnh.