chữa bệnh tiểu đường thai kỳ

Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ khi nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vậy cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tại sao phụ nữ khi mang thai lại hay mắc tiểu đường thai kỳ?

Nhiều nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Đỉnh sớm của tiết insulin và đáp ứng tiết insulin đối với kích thích tăng đường huyết đều giảm so với phụ nữ không bị đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra nồng độ proinsulin cũng cao hơn, chứng tỏ bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có sự giảm tiết insulin ngoài các bất thường do thai nghén gây ra.

nguyên nhân chính gây tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân chính gây tiểu đường thai kỳ

Khi có thai có thể ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh đái tháo đường:

  • Quý 1: Có tình trạng tăng đồng hóa và tăng insulin máu, tăng nhạy cảm với insulin ở thai phụ. Nếu bệnh nhân nôn mửa nhiều dễ bị hạ đường huyết và nhiễm toan ceton.
  • Quý 2: Thai phụ có hiện tượng dị hóa, đề kháng insulin, tăng nhu cầu về insulin. Đường huyết có xu hướng tăng cao.
  • Quý 3: Tình trạng đề kháng insulin càng tăng đường huyết có nguy cơ tăng cao và tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton.

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Tự đo đường huyết

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, để kiểm soát tốt lượng đường huyết, các bạn hãy tự mình đo đường huyết của mình (có thể nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ sử dụng máy đo). Và ghi lại các chỉ số đường huyết trong ngày

Ăn kiêng (Hướng dẫn về dinh dưỡng)

Điều quan trọng nhất là cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Vì vậy cần có những hướng dẫn về dinh dưỡng cho các mẹ. Trong ăn kiêng tiểu đường thai kỳ, cần tính toán lượng năng lượng phù hợp với phụ sản từ lúc chưa mang thai.

chữa bệnh tiểu đường thai kỳ
Ăn kiêng là cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ

Trường hợp phụ sản lúc chưa mang thai có chỉ số BMI dưới 25, ta có công thức: trọng lượng cơ thể X 30kcal + phần bổ sung (tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của thai kỳ. Trường hợp sản phụ lúc chưa mang thai có BMI từ 25 trở lên. Ta có công thức: trọng lượng cơ thể X 30Kcal là vừa đủ năng lượng.

Ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị đái tháo đường thai kỳ thì thai phụ cần:

Hạn chế ăn chất bột: 35-45% tổng số năng lượng. Chọn loại có chỉ số tăng đường máu thấp.

Chia bữa ăn thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Kalo: 30% cho bữa sáng, 30% cho bữa trưa, 20 % bữa tối và 20% các bữa phụ.

Chọn thức ăn nhiều chất xơ, rau tươi, ít chất béo bão hòa. Tránh ăn thức ăn nhiều đường (bánh kẹo, nước ngọt, trái cây nhiều đường). Dinh dưỡng đủ 5 nhóm: rau củ, ngũ cốc, đạm, sản phẩm sữa và hoa quả. Bổ xung multivitamin với sắt, acid folic, calcium.

Tiêm bổ sung insulin

Nếu thực hiện ăn kiêng rồi mà lượng đường huyết vẫn chưa được cải thiện thì cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ phổ biến là tiêm bổ sung insulin để giảm lượng đường trong máu xuống. Thuốc uống hạ đường huyết bị chống chỉ định với phụ nữ mang thai, vì những loại thuốc hiện nay chưa được kiểm định an toàn với phụ nữ mang thai, có thể gây ra quái thai dị dạng, hoặc thẩm thấu tác dụng của thuốc qua nhau thai ảnh hưởng tới thai nhi.

Hiện tại các bác sỹ vẫn đang sử dụng liệu pháp tăng cường insulin bằng cách tiêm dưới da loại nhanh (hoặc siêu nhanh) insulin trung gian. Khi bắt đầu trị liệu với insulin, không chỉ có riêng bác sỹ sản phụ khoa, mà còn cần cả các bác sỹ nội khoa có kiến thức về trao đổi chất nội tiết và am hiểu về tiểu đường tham gia chẩn đoán, từ đó điều chỉnh lượng insulin cần thiết .

Vì lượng insulin cần thiết có thể thay đổi lúc sinh em bé, cần phải điều chỉnh lượng insulin phù hợp và quản lý đường huyết thật cẩn thận. Sau khi sinh em bé, lượng hormone do nhau thai tiết ra giảm. Dẫn đến lượng insulin cần dùng cũng giảm theo nhanh chóng. Vì vậy thường các bác sỹ sẽ giảm lượng insulin cung cấp đi 1 nửa và theo dõi lượng đường huyết của mẹ, sau đó sẽ kiểm tra và điều chỉnh.

Tái khám định kỳ

Sau khi sinh trong khoảng 6 tới 12 tuần, sản phụ cần đi khám lại và thử nghiệm dung nạp glucose một lần nữa. Bác sỹ sẽ dựa vào kết quả đó và đánh giá xem bệnh tiểu đường thai kỳ đã khỏi chưa. Dù khỏi rồi đi chăng nữa nhưng khả năng mắc tiểu đường ở những người đã từng bị tiểu đường thai kỳ cao hơn tới 7 lần so với người bình thường. Cho nên mọi người hãy tiếp tục duy trì việc đi khám định kỳ. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm nguy cơ bị mắc tiểu đường cho cả mẹ và bé cho nên hãy cho con bú nếu bạn có thể nhé.