lưu ý khi tiêm insulin

Những lưu ý khi tiêm insulin ở người bệnh tiểu đường

Bạn có thể sẽ phải sử dụng một loại insulin đơn thuần hoặc phối hợp nhiều loại insulin suốt cả ngày. Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống, chế độ ăn và việc bạn kiểm soát đường huyết có tốt hay không. Những lưu ý khi tiêm insulin ở người bệnh tiểu đường

Các bước tiêm Insulin đúng cách

– Bước 1. Chọn vị trí tiêm và khử trùng nơi tiêm bằng cồn 70 °C
– Bước 2. Làm căng bề mặt da vùng sát trùng. Đâm nhanh kim thẳng đứng vuông góc với mặt da (90 °C ).
– Bước 3. Đẩy piston để đưa thuốc vào cơ thể, từ từ và đều đặn cho đến khi hết.
– Bước 4. Rút kim theo chiều thẳng đứng như khi đâm vào, không chà xát lại nơi đã tiêm.

lưu ý khi tiêm insulin
Lưu ý khi tiêm insulin

Nếu insulin có xu hướng rò rỉ từ vị trí tiêm của bạn, hãy nhấn vào vị trí tiêm trong vài giây sau khi tiêm. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, hãy thông báo với bác sĩ của bạn. Bạn có thể thay đổi vị trí tiêm hoặc góc tiêm insulin.

Cách tiêm khác: Phương pháp kéo da: sau khi sát trùng, dùng một tay kéo nhẹ vùng da, nhanh chóng đẩy kim tiêm vào một góc 45 – 90 độ so với mặt da.

Lưu ý: Cần xem kĩ thuật nồng độ insulin theo số đơn vị trong 1 ml. Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 40 UI đóng trong lọ nhỏ 10ml. Loại dùng cho bút chích: 1ml có 100UI đóng trong ống 1,5ml hay 3 ml (150UI hay 300UI/ống). Loại dùng cho bơm tiêm nồng độ từ 100 – 500 UI/ml: chưa có ở Việt Nam.

Nguyên tắc cần nhớ khi tiêm insulin

Nguyên tắc 1: Ở mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện để insulin được hấp thu tốt.

• Giữ cho mũi tiêm của bạn cách xa vết sẹo 1 inch (2,5 cm) và cách rốn của bạn 2 inch (5 cm).
• KHÔNG đặt một mũi tiêm vào vị trí bị bầm tím, sưng hoặc đau.
• KHÔNG đặt một mũi tiêm vào một chỗ bị vón cục, cứng hoặc tê liệt.
Vị trí bạn chọn để tiêm phải sạch và khô.

Nguyên tắc 2: Các vị trí đều phải được sử dụng luân chuyển

Nguyên tắc 3: Nếu sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải tiêm ở các vị trí và ở các vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử dụng hết mới chuyển sang vùng khác.

Vị trí tiêm insulin

Các vị trí khác nhau sẽ làm cho insulin vào máu với tốc độ nhanh chóng khác nhau: vùng bụng (trước dạ dày), insulin vào máu nhanh nhất. Vùng cánh tay, insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng. Insulin vào máu chậm nhất khi tiêm vào vùng mông.

lưu ý khi tiêm insulin
Lưu ý vị trí khi tiêm insulin

Tiêm dưới da: tất cả các tổ chức dưới da trên cơ thể đều có thể tiêm. Thực tế, thường dùng vùng đùi, cánh tay, bụng. Sự luân chuyển định kỳ các mũi tiêm theo truyền thống được hướng dẫn trước đây, hiện nay không áp dụng nữa. Hiện nay, người ta chọn một vùng tiêm cho vài ngày, sau khi hết điểm tiêm, mới chuyển sang vùng khác. Mỗi mũi tiêm cách nhau 2 – 4 cm. Chú ý, nếu vùng dự định tiêm sẽ phải vận động nhiều thì nên chuyển sang vùng khác. Ví dụ, vùng đùi được chọn sẽ tiêm mà sau đó đạp xe nhiều thì nên tiêm cánh tay.

Biến chứng khi tiêm insulin

Hạ đường huyết do quá liều: nhẹ, uống cốc nước đường hoặc glucose. Trường hợp nặng, tiêm tĩnh mạch 20 – 40 ml dung dịch glucose 20% hoặc 1 – 2 mg glucagon và đưa vào viện cấp cứu. Phản ứng tại chỗ của insulin: teo mỡ tại nơi tiêm ít xảy ra trừ khi dùng insulin người. Ngược lại, thường có hiện tượng tăng sản lớp mỡ dưới da nơi tiêm. Do insulin kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mỡ. Trong trường hợp có tổn thương, phải thay đổi vị trí tiêm.

Bảo quản insulin

Nơi khô ráo, nhiệt độ lý tưởng là 2 – 40 C, tránh ánh nắng. Tuy nhiên, insulin được sản xuất ra bền vững đến 270 C. Cho nên, mùa đông, việc bảo quản insulin rất dễ dàng. Mùa hè, trường hợp không có tủ lạnh, nên lưu trữ ngắn hạn, để nơi mát nhất trong nhà: 300 C, có thể để được 4 – 6 tuần.

Lưu ý: Lọ insulin đang dùng, không tiêm ngay khi còn lạnh vì bị đau, tuyệt đối không để insulin trong ngăn đá, dưới 0°C. Khi mua lọ mới, cần lắc xem, loại insulin nhanh (loại trong) có vẩn đục hoặc loại bán chậm và chậm (loại đục) có vẩn cặn thì không nên dùng.

Một số lời khuyên khác

  • KHÔNG sử dụng insulin hết hạn.
  • Nên tiêm insulin ở nhiệt độ phòng. Nếu bạn giữ insulin trong tủ lạnh hoặc túi lạnh, hãy lấy nó ra 30 phút trước khi tiêm. Một khi bạn đã bắt đầu sử dụng lọ insulin, nó có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong một tháng.
  • Thu thập: kim tiêm, ống tiêm, khăn lau cồn và hộp đựng kim tiêm và ống tiêm đã qua sử dụng.
    Nếu bạn đang tiêm hơn 50 đến 90 đơn vị insulin trong một lần tiêm, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu bạn chia liều ở các thời điểm khác nhau hoặc sử dụng các vị trí khác nhau cho cùng một mũi tiêm. Điều này là do lượng insulin lớn có thể không được hấp thụ hoàn toàn.

Tốt nhất bệnh nhân nên tự tiêm để tăng tính độc lập, tăng khả năng tiêm theo giờ nhất định để hiệu quả điều trị tốt hơn.

Giờ tiêm: Loại insulin nhanh: tiêm 15 – 30 phút trước khi ăn, kể cả loại nhanh có pha trộn với loại trung bình. Loại insulin trung bình: tiêm 15 phút – 2 giờ, trung bình là 1 giờ, trước khi ăn.