Điều trị vết thương, vết loét cho người bệnh tiểu đường

Các cách chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường

Với người bị bệnh tiểu đường, dù là một vết xước, một vết cắt, nứt nẻ cũng cần được chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng. Vì vậy, việc hiểu và tìm các biện pháp chăm sóc làn da của mình là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách chăm sóc da của người bệnh tiểu đường đúng cách, giúp hạn chế tối đa những rủi ro người bệnh mắc phải.

Chăm sóc da khô cho người bệnh tiểu đường

Việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với mỗi người, đặc biệt bệnh nhân tiểu đường có làn da nhạy cảm là cấp ẩm, dưỡng ẩm cho da. Dưỡng da tốt nhất ở thời điểm sau khi tắm, bơi lúc đó, da còn ẩm. Lưu ý, người bệnh nên tắm nhanh bằng nước ấm, nhưng không để nước quá ấm sẽ khiến da khô hơn.

Chăm sóc da khô cho người bệnh tiểu đường
Chăm sóc da khô cho người bệnh tiểu đường

Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng các chất khử mùi hoặc chất tẩy rửa có mùi thơm vì có thể gây kích ứng trên da nhạy cảm.
Luôn giữ sự khô ráo cho các vùng da như: vùng nách, ngón chân, và bẹn, sạch và khô ráo, nhưng không quá khô. Có thể sử dụng khăn lau nhẹ nhàng, thấm chậm các vùng da trên.

Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm: khi tắm xong, khi rửa tay xong, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Khi da quá khô dẫn đến phồng rộp da, bạn nên làm theo một số cách an toàn dưới đây để không gây đau đớn.
Khử trùng vùng da bị phồng rộp, tuyệt đối không bóc làm vỡ vết phồng da, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Thoa đều kem, thuốc mỡ kháng khuẩn vào vùng da khô và dùng băng gạc bọc lại để tránh bụi bẩn nhiễm trùng.
Ngày thay băng 2 lần.

Điều trị vết thương, vết loét cho người bệnh tiểu đường

Đối với các vết thương, vết loét, chúng ta tiến hành chăm sóc vết thương như cách chăm sóc lớp da bị phồng rộp với 3 bước như: rửa sạch vết thương, thoa thuốc mỡ sát trùng và băng vết thương, lưu ý bạn nên thay băng và theo dõi vết thương.

Điều trị vết thương, vết loét cho người bệnh tiểu đường
Điều trị vết thương, vết loét cho người bệnh tiểu đường

Đó là với những vết thương nhẹ, xây xát ngoài da, nhưng với vết thương nhiễm trùng sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ, cần có sự can thiệp của y tá, bác sĩ để được điều trị và tránh nhiễm trùng nặng. Người bệnh có thể tới khoa chăm sóc bàn chân đái tháo đường. Tại đây, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể tiến hành cắt lọc vùng hoại tử và kê thêm kháng sinh, kháng viêm hay vitamin để tăng sức đề kháng.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Nghe có vẻ không liên quan, nhưng kiểm soát được bệnh tiểu đường. Nghĩa là bạn đang kiểm soát được lượng đường huyết. Từ đó, hạn chế được tối đa các vấn đề liên quan về da. Nguyên nhân là tình trạng nhiễm trùng sẽ khiến đường huyết tăng cao nhưng đường huyết cao lại khiến vết thương lâu lành hơn.

Như vậy, bạn nên cố gắng đạt cân nặng phù hợp, kiểm soát việc ăn uống chặt chẽ hơn. Giảm bớt lượng muối, duy trì huyết áp ổn định, và tập thể dục. Đó là những yêu cầu cao, nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng liều thuốc uống hoặc chuyển sang tiêm insulin tạm thời.