Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường bạn cần lưu ý

Rối loạn chuyển hóa lipid là gì?

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng một cách bất thường cholesterol và triglycerid và làm giảm HDL-C trong máu.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu còn được gọi với nhiều tên khác như mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu hoạch bệnh mỡ máu. Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu hay tình trạng nồng độ các chất mỡ trong máu tăng cao bao gồm cholesterol, triglycerid và các thành phần khác.

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid. Vì thế lâu dần sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid máu. Khi rối loạn chuyển hóa lipid máu lâu ngày cũng kéo theo rối loạn chuyển hóa glucid. Vì vậy hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ.

Rối loạn chuyển hóa lipid

Bệnh tiểu đường là điều kiện thuận lợi cho những tổn thương mạch máu. So với những người cùng tuổi thì người đái tháo đường gặp phải tổn thương mạch máu nhiều gấp 10 lần những người không mắc bệnh. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh đái tháo đường đều là hậu quả của việc rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ làm cho biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm và nặng lên rất nhiều. Nguy cơ cao là là biến chứng về tim mạch. Rối loạn lipid máu ở bênh nhân đái tháo đường làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ.

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh tiểu đường

Tình trạng đề kháng insulin, ảnh hưởng của insulin lên chuyển hóa việc sản xuất, chuyển hóa các enzym, protein ở gan có tham gia vào quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa lipid như: các loại apoprotein, enzym lipoprotein lipase, enzym cholesteryl ester transfer protein.

Bệnh nhân tiểu đường type 1 thường bị tăng Triglycerid và ít gặp giảm HDL-C hơn. Việc kiểm soát tốt đường máu ở nhóm bệnh nhân này cũng giúp kiểm soát khá tốt các rối loạn mỡ máu.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 hay gặp tăng Triglycerid và giảm HDL-C,bên cạnh đó là sự thay đổi về cấu trúc LDL-C. Ở bệnh nhân đái đường type 2, các LDL-C trở nên nhỏ hơn về kích thước. Điều này làm tăng nguy cơ lắng đọng tại mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa.

Bản thân rối loạn mỡ máu và tiểu đường là các yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh lý tim mạch. Đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

Rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái đường. Đặc biệt là các rối loạn cholesterol có vai trò quan trọng trong xơ vữa động mạch.

Tiểu đường gây nên các biến chứng mạch máu, bao gồm biến chứng mạch máu lớn và vi mạch. Trong khi tình trạng đường máu cao chủ yếu gây nên tổn thương các mạch máu nhỏ thì tình trạng rối loạn lipid chủ yếu gây ra các tổn thương xơ vữa mạch máu lớn. Sự kết hợp của tiểu đường và rối loạn mỡ máu làm gia tăng cả biến cố mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.

Triệu chứng rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh tiểu đường

Triệu chứng rối loạn lipid máu ban đầu không rõ ràng nên người mắc có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác, thậm chí là không biết mình bị bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh biến chứng sang xơ vữa động mạch, nó có thể gây ra một số triệu chứng sau:

  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt: Tình trạng này là do động mạch dẫn máu đến não bị xơ vữa. Làm cho máu đến não không đủ, gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thường xuyên.
  • Chân tay lạnh, tê bì: Chân tay lạnh, tê bì là do động mạch ngoại biên đưa máu đến các chi bị xơ vữa.  Máu giàu oxy không đến đủ khiến chân tay tê, khó chịu. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh sớm.
  • Đau thắt ngực, khó thở: Nếu động mạch đưa máu đến tim bị xơ vữa, có thể gây ra tình trạng đau thắt ngực hoặc các cơn đau tim thoáng qua.

Rối loạn lipid máu thường rất khó phát hiện thông qua các triệu chứng. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên xét nghiệm máu và khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. Từ đó phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị và ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa lipid

Các biện pháp can thiệp lối sống, bao gồm giảm cân, tăng hoạt động thể lực, liệu pháp dinh dưỡng, hạn chế yếu tố nguy cơ giúp bệnh nhân giảm rối loạn lipid máu,

Giảm cân

Giảm cân có thể làm giảm cholesterol máu. Nên duy trì mức cân nặng lý tưởng và hạn chế béo dạng nam dành cho người Nam Á, BMI không quá 23. Vòng bụng nam giới không quá 90 cm, nữ giới không quá 80 cm.

Hoạt động thể lực

Thường xuyên tập thể lực có thể giúp cải thiện nồng độ LDL.C, HDL.C và Triglyceride. Thời gian ít nhất 150 phút/tuần, trung bình 30-45 mỗi ngày, khoảng 5 buổi /tuần. Đối bệnh nhân ĐTĐ cần kiểm tra điện tim và soi đáy mắt trước khi bắt đầu liệu trình tập. Tần số tim thích nghi theo độ tuổi, khoảng 50-70% tần số tim tối đa (bệnh nhân 60 tuổi, tần số tim thích hợp = (220-60) x 50% = 80 đến 110 lần/phút.

Liệu pháp dinh dưỡng.

Hạn chế thức ăn chứa Cholesterol. Cholesterol từ thực phẩm chủ yếu từ nguồn thịt động vật có thể làm tăng cholesterol máu. Do vậy nên ăn dưới 200mg cholesterol/ngày. Nguồn gốc cholesterol từ: lòng đỏ trứng, gan và các nội tạng khác, thịt nhiều mỡ , da của gia cầm, sản phẩm giàu chất béo từ sữa (sữa toàn phần, cream, pho-mat).

Chế độ ăn cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu
  • Hạn chế thức ăn chứa Acid béo bão hòa (saturated fatty acids).

Acid béo bão có nguồn gốc từ động vật (sữa, phô mai, thịt mỡ bò, heo)… Da của các loại gia cầm (gà, vịt, ngan..). Hoặc từ nguồn thực vật (dầu dừa, dầu cọ). Các chất béo bão hòa sản xuất ra cholesterol tại gan.

  • Hạn chế thức ăn chứa Trans-Fats (Chất béo chuyển dạng trans).

Chất béo dạng trans được tạo ra khi dầu dạng lỏng cho vào chất béo dạng rắn. Thành phần Chất béo dạng trans được ghi trên nhãn các sản phẩm có thể dễ dàng nhận biết. Những thực phẩm chứa < 0,5 gram trans fat có thể coi như không có chất béo dạng này. Nguồn của trans fat có trong thực phẩm chế biến như bánh snack, bánh nướng. Vì chất hydrogenated oil Margarin, mỡ pha vào bánh làm cho bánh xốp, giòn.

  • Chế độ ăn uống có nhu cầu chất béo hợp lý:

Chất béo cần cho cơ thể, không nên quá hạn chế trong thực đơn hằng ngày. Liệu pháp dinh dưỡng nên được thiết kế theo độ tuổi của bệnh nhân. Thể loại bệnh ĐTĐ, điều trị bằng thuốc, nồng độ lipid và các điều kiện chăm sóc y tế. Nên giảm các chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo dạng trans. Tăng chất béo không bão hòa đơn, stanols / sterol thực vật, các axit béo omega-3, chất xơ.

Hạn chế yếu tố nguy cơ.

Hạn chế hút thuốc, tốt nhất nên bỏ thuốc để có thể cải thiện nồng độ HDL.C và kháng insulin.

Hạn chế Rượu bia vì sử dụng rượu bia nhiều có nguy cơ làm tăng TG máu. Sử dụng rượu bia mức trung bình có thể làm tăng nồng độ HDL cholesterol. Tuy nhiên những lợi ích trên không đủ thuyết phục cho những ai không uống được.

Tránh tình trạng bị stress, vì có thể khiến quá trình trao đổi chất chậm lại. Ở những phụ nữ dùng nhiều chất béo, do đó họ dễ bị tăng cân hơn so với những người không bị stress.

Dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ điều trị

Cần duy trì uống thuốc đúng liều, đủ liều và liên tục. Đối với người tiểu đường có kèm mỡ máu, chuyên gia sẽ kê uống kết hợp thêm cả thuốc giảm mỡ máu. Tuy nhiên, người tiều đường có kèm rối loại mỡ máu khi điều trị có nguy cơ tăng men gan nên thường sẽ phải uống thêm các thuốc trợ gan, thận.  Người bệnh luôn tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý thay đổi hoặc dừng uống thuốc.