Cách xử lý hạ đường huyết

Cách xử lý khi xảy ra tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Các chuyên gia y tế khuyến cáo trong quá trình điều trị phải nâng cao cảnh giác đối với hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, người bệnh nên biết cách phòng tránh việc hạ đường huyết bằng việc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, dùng thuốc và luyện tập thường xuyên.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường khi nào?

Đối với người bệnh điều trị bằng insulin

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Nguyên nhân hạ đường huyết có thể là do:

– Quá liều insulin
– Insulin hấp thụ quá nhanh hoặc thời gian tác dụng kéo dài do: loạn dưỡng mỡ dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày. Tiêm insulin ở những vùng hoạt động nhiều như chân, tay, chườm nóng sau khi tiêm insulin.
– Người bệnh có những sai lầm về chế độ ăn
+ Ăn quá chậm sau khoảng thời gian tiêm insulin
+ Bỏ bữa, ăn không đủ mà vẫn tiêm insulin với liều lượng hàng ngày
– Không thường xuyên hoạt động thể lực

Đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc viên

Hạ đường huyết có thể là do những nguyên nhân sau:
– Uống thuốc quá liều
– Uống thuốc cách xa bữa ăn chính, không ăn nhưng vẫn uống thuốc
– Tự động tăng liều thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ
– Hoạt động thể lực quá sức chịu đựng của cơ thể
Do đó, người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng cũng như vận động hợp lý.

Làm thế nào khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết?

Cách xử lý hạ đường huyết
Cách xử lý hạ đường huyết

Cần làm gì nếu bị hạ đường huyết

  • Ngay khi nghi ngờ hoặc có những dấu hiệu của hạ đường huyết. Người bệnh cần uống ngay một cốc nước đường, nước hoa quả ngọt như chuối. Ăn bánh kẹo để nhanh chóng nâng đường huyết lên.
  • Cần đặc biệt chú ý trong trường hợp người bệnh đã có những biểu hiện hôn mê thì không nên cho ăn uống, rất dễ bị suy hô hấp do sặc. Trường hợp hôn mê thì phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
  • Dừng tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường đang dùng. Sau đó đến khám bệnh để kiểm tra đường huyết và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tại cơ sở y tế, nếu tình trạng người bệnh nặng các bác sĩ sẽ truyền 5% ,10% đường hoặc tiêm glucagon hoặc corticoid để làm tăng lượng đường trong máu.

Quan trọng là biết cách phòng tránh

Tâm lý chung của bệnh nhân tiểu đường là rất sợ đường huyết tăng. Nên có những người thường nhịn cơm, bỏ bữa để tránh tăng đường huyết. Điều này rất nguy hiểm, vì vậy để tránh tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần:

  • Tuân thủ đúng chỉ định về chế độ dùng thuốc, ăn uống, luyện tập theo lời khuyên của bác sĩ điều trị. Không được kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…
  • Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp với tình trạng bệnh và thể chất từng người theo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
  • Nên thường xuyên kiểm tra đường huyết tại cơ sở y tế hoặc có thể tự kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường hay xảy ra do bệnh nhân luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp để hạ chỉ số đường máu xuống. Người bệnh thường quên rằng, việc hạ đường máu xuống thấp quá mức bình thường cũng mang nhiều mối nguy hiểm. Thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều. Có thể gây tử vong nhanh nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.