Hôn mê do đái tháo đường và những điều cần biết

Hôn mê do đái tháo đường và những điều cần biết

Hôn mê do đái tháo đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra bất tỉnh đe dọa tính mạng. Biến chứng này thật sự nguy hiểm cho người bệnh nếu không có biện pháp ngăn ngừa và điều trị kịp thời.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin về hôn mê đái tháo đường. Cùng tìm hiểu nhé!

Các trường hợp hôn mê do đái tháo đường gây ra

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn mê do đái tháo đường gây ra đó là  do việc điều trị gặp vấn đề, tự bỏ thuốc, tự điều chỉnh thuốc không phù hợp, uống nhiều bia rượu… Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh tiểu đường hôn mê đó là nhiễm trùng, chấn thương, có thai, ỉa chảy mất nước…

Các trường hợp hôn mê do đái tháo đường gây ra
Các trường hợp hôn mê do đái tháo đường gây ra

Do hạ đường huyết đột ngột

  • Đây có thể coi là biến chứng nặng của tình trạng hạ đường huyết. Trường hợp này có thể xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, và ít gặp. Nhưng lại nguy hiểm bởi sẽ có những biến chứng nối tiếp nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.
  • Nguyên nhân dẫn đến hôn mê do hạ đường huyết đột ngột đó là: đường huyết không được theo dõi đầy đủ, dùng quá liều insulin hoặc sulphonylurea, uống không đều đặn, chán ăn; nôn, gắng sức nhiều, chức năng gan hoặc thận suy giảm, và/hoặc uống rượu.

Do tăng áp lực thẩm thấu

  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu hay hôn mê tăng đường huyết (hôn mê do tăng đường huyết) là loại hôn mê thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Loại hôn mê này có dấu hiệu nhận biết trước là tiểu nhiều, khát nước, sụt cân từ vài ngày trước khi bị hôn mê.
  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn mê do áp lực thẩm thấu là: do nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc sau phẫu thuật, tai biến mạch não, bị nôn nhiều, phân lỏng.

Do nhiễm toan ceton

  • Đây là một biến chứng nặng nhất, thường hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường túyp 1 hơn so với đái tháo đường túyp 2. Và có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời.
  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn mê co nhiễm toan ceton là: không điều trị, bỏ thuốc, tự điều chỉnh liều thuốc không thích hợp, uống quá nhiều rượu bia, nhiễm trùng, chấn thương, có thai, ỉa chảy mất nước…

Do nhiễm toan acid lactic

  • Hôn mê do nhiễm toan acid lactic là loại hôn mê do bệnh nhiễm toan chuyển hoá nặng do tăng acid lactic trong máu. Là loại hiếm gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao và thường gặp nhất ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn mê do nhiễm toan acid lactic là: uống quá nhiều biguanid sẽ làm phân huỷ quá nhiều glycogen dẫn đến tăng acid lactic. Thiếu oxy cho tổ chức: suy tim, các bệnh phổi phế quản mạn tính tắc nghẽn gây suy hô hấp, thiếu máu, sốc, chảy máu, mất máu…

Biện pháp phòng ngừa hôn mê đái tháo đường

Như bạn đã biết nếu đã bị bệnh tiểu đường thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều những mối nguy hiểm trước mắt. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì bạn có những biện pháp giúp ngăn ngừa, phòng tránh những biến chứng đó. Điều bạn cần làm đó chính là đặc biệt tuân thủ các biện pháp dưới đây:

Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên

Biết được các chỉ số đường huyết thì sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được tình trạng của bệnh. Giúp người bệnh có được phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh.

Nên nếu khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như khát nước, ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu kiến bu, sút cân, chán ăn buồn nôn… thì bạn cần lập tức đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.

Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên để phòng ngừa hôn mê do tăng đường huyết
Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên để phòng ngừa hôn mê do tăng đường huyết

Luôn tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ

Luôn luôn và tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị bệnh tiểu đường của bác sĩ là điều mà bất kỳ người bệnh nào cũng phải làm. Nếu không có sự cho phép của bác sĩ thì bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị, giảm bớt hay tăng thuốc khác so với liều điều trị mà bác sĩ đã kê.

Bác sĩ luôn kê thuốc dựa vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân nên bạn hãy yên tâm dùng đúng theo những đơn thuốc bác sĩ đã kê. Đừng tự ý thay đổi bất cứ điều gì khi bác sĩ chưa cho phép.

Duy trì chế độ ăn uống, luyện tập lành mạnh

Điều trị bệnh tiểu đường kết hợp thuốc cùng với chế độ ăn, luyện tập thì mới có được kết quả tốt nhất. Vì thế hãy ăn đúng giờ, đúng khẩu phần được quy định giành riêng cho người bệnh tiểu đường. Và không nên tập luyện hay làm việc quá sức.

Cùng tìm hiểu thêm về: