Bệnh tiểu đường có lây không và lây qua đường nào

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường có lây không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường. Họ lo lắng cho người thân chăm sóc và người chăm sóc làm việc với người bệnh tiểu đường. Đôi phần lo lắng kì thị sợ vướng bệnh vào thân mình. 

Bệnh tiểu đường có lây không

Bệnh tiểu đường hoàn toàn không phải do tác nhân virus, nấm hoặc vi khuẩn gây ra nên không thể lây lan từ người này cho người khác.

Một số trường hợp khác, bạn có anh hoặc chị em ruột trong gia đình hay bố mẹ bị bệnh đái tháo đường, thì bạn cũng có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh này. Một số lý do lý giải điều này gồm có:

Bệnh tiểu đường có thể di truyền: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi có bố hoặc mẹ bị bệnh lần lượt sẽ là 10% và 4%. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này cao hơn nhiều. Nếu như bố/mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%. Nếu bố/mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2, bị ảnh hưởng nhiều từ lối sống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày. Người bị bệnh tiểu đường thông thường sẽ có các thói quen không tốt cho sức khỏe. Các thành viên trong cùng một gia đình thì thường lại có thói quen khá giống nhau. Điều này gây ra nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh tiểu đường lây qua đường nào?

Tiểu đường là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa các chất glucid, lipid và protid do nguyên nhân thiếu insulin. Nó không phải là bệnh truyền nhiễm vì thế sẽ không thể lây từ người này sang người khác được.

Tính đến thời điểm này, tiểu đường được xếp vào danh sách các bệnh mạn tính. Điều này cho thấy rằng một khi phát hiện bệnh, đồng nghĩa với việc bạn nên lựa chọn cách sinh hoạt làm sao cho “hòa bình” với nó.

Tiểu đường có lây qua đường ăn uống không?

Câu trả lời là “không”. Bệnh không phải bệnh truyền nhiễm nên không hề lây qua không khí, không lây qua tiếp xúc.

Cần lưu ý rằng, tuy tiểu đường không hề lây lan nhưng đối tượng mắc bệnh là tất cả mọi người. Nếu như 1 trong 2 vợ chồng đã bị tiểu đường thì người còn lại cũng có nguy cơ rất cao sẽ bị bệnh do họ có chế độ ăn uống, sinh hoạt giống nhau.

Bởi tiểu đường tuýp 2 chiếm đến 90% người bệnh. Bệnh hình thành do những thói xấu trong sinh hoạt như ăn quá nhiều chất béo, ăn đồ ngọt nhiều, ngồi nhiều, lười vận động….

Về việc tiểu đường lây qua đường nào? Và mặc dù không lây nhiễm song tiểu đường lại có tính di truyền từ đời trước sang đời sau. .

Bệnh tiểu đường có lây qua đường quan hệ tình dục?

Câu trả lời là không. Bệnh do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Không phải do nhiễm khuẩn nên không phải căn bệnh lây truyền. Vì thế cuộc sống bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Không phải áp dụng biện pháp dự phòng tránh lây nhiễm.

Nếu cả bố lẫn mẹ đều mắc tiều đường thì có đến hơn 70% đời con cũng mắc bệnh. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khoảng 20% đời con cũng sẽ mắc bệnh.

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường bởi tiểu đường loại 1 chỉ có cách tiêm insulin từ bên ngoài vào, tiểu đường tuýp 2 có thể chữa được nhưng đòi hỏi người bệnh kiên trì, tuân thủ đúng lịch trình điều trị của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân nguy cơ lớn để dẫn đến bệnh tiểu đường đái tháo đó là:

  • Di truyền: Nếu như ai có bố mẹ hoặc anh chị bị bệnh tiểu đường thì mắc bệnh nguy cơ gấp 6 lần so với người bình thường. Bố mắc bệnh còn mẹ thì không thì nguy cơ 30% con sẽ bệnh. Nếu cả hai bố mẹ điều bị thì tăng lên 50%.
  • Nhân chủng: được thống kê và nghiên cứu như sau nếu như theo sắc tộc thì người da vàng nguy cơ mắc bệnh gấp 2-4 lần người da trắng. Về độ tuổi thì tầm tuổi 30 ở người da vàng và 50 người da trắng. Trường hợp tuổi cao thì chức năng nội tiết kém insulin không ngoại lệ.
  • Yếu tố trung gian: liên quan đến các bệnh rối loạn đường máu khi bị đói. Rối loạn gluco dung nạp, kháng với insulin, hoặc thai nghén, …
  • Hành vi lối sống : Xã hội phát triển kéo theo nhiều bệnh trong đó có cả tiểu đường. Nguyên do là ít vận động lười nhác, ăn nhiều đến béo phì. Yếu tố mệt mỏi stress, môi trường cũng góp phần để bệnh nảy mầm. Từ nguyên nhân trên đã đưa ra đáp án bệnh tiểu đường không lây.

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Ở thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, bởi nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.

Với bệnh tiểu đường tuýp 1, đảo tụy – là nơi sản xuất ra insulin bị phá hủy không có khả năng tiết insulin. Nên để hy vọng chữa khỏi bệnh tiểu đường chỉ chờ vào việc cấy ghép.

Riêng với đái tháo đường tuýp 2, rối loạn chuyển hóa ở cấp phân tử tế bào chứ không đơn thuần chỉ là đường huyết tăng cao. Nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm (tiền tiểu đường) mới chỉ có kháng insulin.   Điều trị tích cực bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc thì có cơ hội chữa khỏi.

Nhưng phát hiện ở giai đoạn muộn, đã bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 thì rất khó chữa dứt điểm. Vì khi đó, tuyến tụy đã bị suy kiệt cộng với kháng insulin và những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Khiến người bệnh kiểm soát đường huyết khó khăn hơn, nguy cơ bị biến chứng cao.

Bệnh tiểu đường rất khó điều trị dứt điểm, song bạn hoàn toàn có thể hồi phục lại sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nếu áp dụng phối hợp nhiều giải pháp.

Cách phòng bệnh tiểu đường

Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được đường huyết trong giới hạn cho phép. Giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng thuốc điều trị cùng với lối sống lành mạnh.

Chế độ ăn tốt: tăng cường chất xơ, cắt giảm chất béo và lượng carbohydrate (có trong tinh bột và đường).

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục

Tăng cường vận động thể chất: Bạn nên luyện tập ít nhất 30 – 60 phút/ngày. Những bài tập cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Mỗi tuần cần tập ít nhất 5 ngày và không nghỉ tập ở 2 ngày liên tiếp.

Kiểm soát trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn có thừa cân hay béo phì, hãy lên kế hoạch để giảm cân . Duy trì nó ở mức hợp lý theo chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18 – 23 ở nữ và 20 – 25 ở nam.

Giảm tress: Stress là một trong nguyên nhân khiến cho mức đường huyết tăng cao khó hạ. Do vậy, người bệnh cần tập cách thư giãn, bỏ hút thuốc lá. Ngủ đủ giấc và đúng giờ để giúp kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Tuân thủ dùng thuốc điều trị và hướng dẫn của bác sỹ điều trị.

Bệnh tiểu đường có chữa được không cũng phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thuốc. Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên. Bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc khám định kỳ mỗi 3 tháng.