Insulin là gì? Tác dụng của insulin trong cơ thể con người

Insulin là gì? Tác dụng của insulin trong cơ thể con người

Insulin – một chất quen thuộc nhất là đối với những bệnh nhân tiểu đường. Vậy Insulin là gì, có tác dụng như thế nào trong cơ thể con người, thì bạn hãy cùng tieuduong.net tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone do các “tế bào đảo tụy” của tuyến tụy tiết ra với tác dụng chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • Công thức hóa học của hormone insulin: C257H383N65O77S6
  • Được cấu tạo với 2 chuỗi polypeptid, nối với nhau bằng cầu nối disulfua, có 51 acid amin. Nếu 2 chuỗi này bị tách riêng thì các hoạt tính của hormone sẽ biến mất.
Insulin là gì?
Insulin là gì?

Insulin hoạt động như thế nào?

Insulin không hoạt động độc lập, để phát huy hết hoạt tính insulin cần được gắn vào tế bào đích thông qua thụ cảm thể (receptor) của insulin trên bề mặt tế bào.

Hình ảnh gắn kết của insulin với các tế bào:

Insulin là gì hoạt động như thế nào?
Insulin hoạt động như thế nào?

Tác dụng của insulin

Hormone Insulin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein. Bên cạnh đó thì insulin cũng là hormone duy nhất có thể làm hạ đường huyết cho người bị tiểu đường.

Insulin trong chuyển hóa glucid

Sau mỗi bữa ăn chúng ta nạp vào cơ thể 1 lượng glucose khá nhiều, điều này sẽ kích thích tiết insulin để tăng sự vận chuyển glucose vào tế bào. Glucose được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen khi không hoạt động. Khi lượng glucose máu bị giảm, thì glycogen lại được giải phóng thành glucose vào máu nhờ insulin.

Insulin trong chuyển hóa glucid
Insulin trong chuyển hóa glucid

Ngoài tác dụng, chuyển hóa glucid thì insulin còn là hormon gây ức chế cho quá trình tái tạo đường trong cơ thể – đó là quá trình sử dụng acid amin trong cơ thể để tạo thành glucose.

Insulin trong chuyển hóa lipid

Insulin có tác dụng giúp làm tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới các mô mỡ. Nếu thiếu insulin, sẽ dẫn đến tăng glycerol và acid béo trong máu. Cũng như dẫn đến nồng độ lipid trong máu tăng dẫn đến xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường gây biến chứng nặng.

Insulin trong chuyển hóa protein

Insulin có tác dụng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Nên nếu thiếu insulin sẽ làm giảm protein ở các mô khiến cho cơ thể gầy yếu. Điều này thể hiện rõ ở các bệnh nhân đái thái đường ăn nhiều nhưng cơ thể lại gầy yếu, sút cân nhanh.

Các chỉ số insulin bình thường

Insulin có tác dụng hữu hiệu trong chuyển hóa các chất hàng ngày, nhưng bạn cần biết chỉ số insulin bình thường là bao nhiêu? Dưới đây là chỉ số insulin của người bình thường:

  • 6-29 µIU/mL hay 43 – 208 µmol/L.
  • Khi tiến hành làm nghiệm pháp gây tăng đường máu bằng đường uống: 60 – 120 pU/L.

Trên đây, là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về insulin là gì, có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe, đâu là chỉ số insulin bình thường. Hy vọng những thông tin này thật sự bổ ích giành cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Insulin có tác dụng gì trong điều trị bệnh đái tháo đường?