Khi nào phải uống thuốc tiểu đường

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường để kiểm soát bệnh

Uống thuốc là một trong những cách điều trị bệnh hiệu quả, có tác dụng nhanh nhất nhưng lại gây ra tác dụng không mong muốn. Vậy khi nào phải uống thuốc tiểu đường để kiểm soát bệnh tốt và ít tác dụng phụ nhất?

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường

Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay được gọi là bệnh đái tháo đường. Là một hội chứng rối loạn chuyển hóa trong đó tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài do thiếu tác dụng của insulin.
Tình trạng thiếu tác dụng của insulin là do sự suy giảm tuyệt đối hoặc tương đối của sự bài tiết insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. Sự suy giảm hiệu quả của insulin ở các cơ quan mục tiêu (tính kháng insulin).

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Tùy từng tình trạng, giai đoạn phát triển bệnh và thể trạng bệnh nhân tiểu đường mà bác sĩ có thể chỉ định khi nào bệnh nhân phải uống thuốc.

Đối với bệnh nhân tiểu đường typ 1, việc điều trị bằng Insulin là bắt buộc và cần được điều trị ngay từ khi phát hiện bệnh. Người bệnh được chỉ định dùng Insulin đến suốt đời.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ sẽ được chỉ định dùng Insulin hoặc cân nhắc cho mẹ sử dụng thuốc (khi có bệnh lý nền mắc kèm). Mẹ cần tuyệt đối tuân thủ điều trị để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Đối với bệnh nhân tiểu đường typ 2 hay tiểu đường thứ phát, bệnh nhân có thể không cần dùng thuốc ở giai đoạn đầu. Giai đoạn này, bệnh mới xuất hiện, các triệu chứng còn chưa rõ ràng và ở mức độ nhẹ. Bệnh có thể được cải thiện nhờ thay đổi lối sống lành mạnh, đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ khiến bệnh tiến triển. Bên cạnh đó, căn cứ vào mức độ bệnh và biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc mà không có triệu chứng cụ thể quyết định có dùng thuốc hay không.

Tuy nhiên, tiểu đường là bệnh mãn tính, điều trị không dùng thuốc chỉ kéo dài 3-5 năm. Sau đó, khi bệnh tiến triển và xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thích hợp.

Biện pháp trị tiểu đường không dùng thuốc

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường

Thuốc có khả năng điều trị nhanh, hiệu quả, tuy nhiên không tránh khỏi các tác hại không mong muốn. Vì vậy, khi mới mắc bệnh, bệnh nhân thường được chỉ định không dùng thuốc để tránh các tác hại này. Thay vào đó, người bệnh cần theo dõi đường huyết thường xuyên kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh. Đó là:

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ bữa sáng. Đồng thời ăn nhiều bữa một ngày để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tránh biến chứng tụt đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, nhợt nhạt có thể ngất, hôn mê.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh ăn nhiều đường để đường huyết không tăng cao đột ngột sau ăn, gây nguy hiểm cho người bệnh. Thực phẩm giàu Lipid cũng làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ dẫn đến các biến chứng tiểu đường. Như tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, bệnh thận…, người bệnh cần hạn chế trong khẩu phần ăn.

Một số lời khuyên về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường:

  • Ăn nhạt, giảm muối.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật.

Tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao khiến cơ thể dẻo dai, nâng cao sức khỏe. Đồng thời tuần hoàn lưu thông, mạch máu đàn hồi tốt hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường có thể tránh hay giảm nhẹ các biến chứng tăng huyết áp, biến chứng tim mạch.

Theo bác sĩ, dành 30-45 phút mỗi ngày để vận động bằng cách chạy bộ, đạp xe. Hay đi bộ, chơi thể thao có thể giảm nguy cơ biến chứng lên đến 30%.

Từ bỏ thói quen xấu

Một số thói quen xấu như hút thuốc lá, uống cafe có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường, khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Bởi lẽ nicotin trong thuốc lá và cafein gây kích thích thần kinh. Dẫn đến co mạch, tăng áp lực lên thành mạch, lâu ngày dẫn đến tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, uống rượu bia thường xuyên có thể gây độc với gan. Giảm chuyển hóa mỡ gây ra gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, là yếu tố dẫn đến nguy cơ xuất hiện sớm các biến chứng tiểu đường.

Thói quen thức khuya có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Cũng có thể là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhanh xuất hiện biến chứng.

Do vậy, người bệnh tiểu đường cần từ bỏ hút thuốc lá, rượu bia. Tránh sử dụng các chất kích thích hay đi ngủ sớm để bệnh cải thiện tốt hơn.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ trị tiểu đường

Một số thảo dược đã được chứng minh công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường. Như dây thìa canh, hoài sơn, câu kỷ tử… Do đó, thay vì dùng thuốc có tác dụng phụ, người bệnh có thể chế biến thảo dược để sử dụng trong trị bệnh để vừa an toàn vừa đạt hiệu quả lâu dài.

Như vậy, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian dùng thuốc để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Và hạn chế các tác hại không mong muốn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần duy trì các biện pháp trị tiểu đường không dùng thuốc để cải thiện bệnh hay làm tăng hiệu quả dùng thuốc.