Làm thế nào để kiểm soát bệnh tiểu đường?

Tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không thể tạo đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin. Điều này dẫn đến làm tăng nồng độ glucose trong máu. Khi nồng độ glucose tăng cao kéo dài sẽ làm tổn thương nhiều hệ cơ quan trong cơ thể (còn gọi là biến chứng).

Nhưng nếu đã được chẩn đoán mắc tiểu đường, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh nếu làm theo những bước dưới đây.

Hiểu biết về bệnh tiểu đường – Tiểu đường là gì?

Đầu tiên, bạn phải nhận thức đầy đủ trên phương diện bệnh lý của tiểu đường. Đồng nghĩa với việc chấp nhận chung sống hòa bình với căn bệnh này lâu dài.

Ngoài ra, nhận biết rõ các loại tiểu đường chính cũng giúp bạn vạch ra lối sống lành mạnh và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân hơn.

Tiểu đường được chia làm 3 loại. Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em.Khi đó, cơ thể không thể tạo ra insulin và bệnh nhân phải chích insulin mỗi ngày để kiểm soát đường huyết.

Tiểu đường tuýp 2, thường xảy ra ở người lớn, chiếm khoảng 90% bệnh nhân tiểu đường. Lúc này, phương pháp điều trị bao gồm thay đổi lối sống (tập thể dục, chế độ ăn lành mạnh). Phần lớn người bệnh cần sử dụng thuốc viên hoặc chích insulin để kiểm soát đường huyết.

Tiểu đường thai kì
Tiểu đường thai kì chỉ xảy ra tức thời và thường kết thúc khi hết thai kì

Tiểu đường thai kỳ là loại chỉ xảy ra khi mang thai nên sẽ biến mất sau khi sinh. Loại tiểu đường này có khả năng tác động biến chứng lên cả mẹ và bé.

Kiểm soát tốt các chỉ số của bệnh tiểu đường

Khi mắc tiểu đường, việc quan trọng nhất là hãy kiểm soát thật tốt những chỉ số bệnh lý cá nhân của mình. Đó là những chỉ số nào?

  • “A1c” – xét nghiệm phản ánh đường huyết trung bình trong 3 tháng gần nhất.
  • “B” – “Blood pressure” (huyết áp). Huyết áp là yếu tố cực quan trọng với người tiểu đường. Huyết áp cao dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tổn thương thận.
  • “C” – “Cholesterol”. Cholesterol là một loại mỡ trong máu, có 2 loại cholesterol chính: HDL (còn gọi là mỡ tốt), và LDL (còn gọi là mỡ xấu).

Vì sao những chỉ số này quan trọng đến thế? Do người bệnh tiểu đường có khả năng cao bị bệnh về tim mạch gấp nhiều lần người không mắc bệnh. Vì thế, các chỉ số này sẽ giúp bạn giảm khả năng bị biến chứng nếu như quản lý và kiểm soát tốt.

Kiểm soát các bệnh về tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tốt tất cả các chỉ số sức khỏe

Đa số bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) cần đạt mức mục tiêu như sau:

  • A1c < 7%
  • Huyết áp < 140/90 mmHg, hoặc có thể thấp hơn tùy trường hợp
  • LDL-cholesterol < 100 mg/dL

Tuy nhiên, còn tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh mà những chỉ số này có thể xê xích.

Làm sao để đạt chỉ số lý tưởng với bệnh nhân tiểu đường?

Theo đuổi lối sống lành mạnh

Những thực phẩm bạn ăn hàng ngày và lối sống của bạn có ảnh hưởng lớn lên các chỉ số bệnh lý và sức khỏe của bạn. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn có một lối sống lành mạnh phù hợp với người bị tiểu đường hơn.

  • Chọn những thực phẩm lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm ít dầu mỡ.
  • Tập thể dục mỗi ngày
  • Giảm cân nếu bạn đang dư cân hoặc béo phì
  • Ngưng hút thuốc lá

Dùng thuốc phù hợp với bệnh trạng

Phần lớn bệnh nhân tiểu đường cần sử dụng thuốc mỗi ngày để kiểm soát đường huyết, nhiều người còn dùng thêm thuốc để kiểm soát huyết áp và mỡ máu.

Học cách chung sống hòa bình với bệnh tiểu đường

Bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và vui vẻ khi mắc tiểu đường nếu làm theo những gợi ý dưới đây.

Hạn chế căng thẳng: căng thẳng có thể làm tăng đường huyết, hãy học cách kiểm soát tinh thần của bạn. Thử hít thật sâu, đi bộ hoặc nghe những bản nhạc mà bạn thích.

Tìm giúp đỡ từ người xung quanh: nếu căn bệnh làm bạn cảm thấy quá mệt mỏi, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, hoặc bác sĩ tâm lý.

Ăn uống lành mạnh: Chọn những thực phẩm nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, uống nước thay vì nước ép trái cây

Chăm chỉ tập thể dục: kiên trì với các bài tập tất cả các ngày, tăng dần cường độ và duy trì mức cân nặng vừa phải.

Khám bệnh định kỳ

Hãy đi tái khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ hoặc ít nhất 2 lần mỗi năm để có thể phát hiện và xử trí sớm những bất thường.

Mỗi lần thăm khám, đừng quên đo huyết áp, cân nặng, khám bàn chân và thực hiện đầy đủ xét nghiệm cá nhân.

Mỗi năm, bạn cũng nên đi khám mắt và chích ngừa cúm. Vì hệ miễn dịch của người bị bệnh tiểu đường dễ bị tấn công hơn, các biến chứng có thể xảy ra khiến mắt bạn có vấn đề hoặc gây cúm.

Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn lạc quan hơn về bệnh tiểu đường và kiên trì chữa bệnh. Đừng quên ghé qua fanpage Điều Trị Tiểu Đường để cập nhật những tin tức về tiểu đường.