khám tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu khi đi khám tiểu đường thai kỳ cần chuẩn bị những gì?

Các mẹ bầu thường được chẩn đoán tiểu đường thai kì thông qua xét nghiệm sàng lọc định kỳ trong quá trình mang thai. Sau đây là những lưu ý cho các mẹ bầu khi đi khám tiểu đường thai kỳ

khám tiểu đường thai kỳ
Khám tiểu đường thai kỳ

Cần chuẩn bị trước khi đi khám tiểu đường thai kỳ

  • Hãy nắm rõ và tuân thủ những việc cần tránh trước khi đến khám. Chẳng hạn như cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu, hoặc các xét nghiệm chẩn đoán khác.
  • Ghi lại tất cả triệu chứng bạn đang có. Bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Các triệu chứng có thể không quá rõ ràng, nên hãy ghi chú bất kỳ điều gì bất thường dù là nhỏ nhặt.
  • Những thông tin cá nhân quan trọng, những nguyên nhân gây căng thẳng chính hoặc thay đổi trong cuộc sống của bạn gần đây.
  • Liệt kê tất cả các thuốc điều trị, bao gồm cả thuốc không kê đơn và vitamin thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.
  • Nếu có thể hãy đi cùng với người thân, họ sẽ giúp bạn ghi nhớ những thông tin quan trọng mà bạn có thể bỏ lỡ.
  • Chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn

Bác sĩ có thể hỏi bạn những câu hỏi nào?

Bạn có thể tham khảo các câu hỏi sau đây để có sự chuẩn bị tốt nhất:

  • Bạn có thấy khát nước nhiều hơn hoặc đi tiểu thường xuyên hơn so với trước không? Nếu có, các triệu chứng này bắt đầu khi nào? Có xảy ra thường xuyên không?
  • Có xuất hiện các triệu chứng bất thường nào khác không?
  • Cha mẹ hoặc anh chị em của bạn có từng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường không?
  • Bạn đã từng có thai trước đây không? Và có được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước?
  • Ở lần mang thai trước, bạn có mắc bệnh lý nào khác không?
  • Nếu bạn đã từng có thai, thì các con của bạn có cân nặng lúc sinh là bao nhiêu?
  • Bạn có từng tăng hoặc giảm cân quá nhanh trước đây chưa?

Bạn nên hỏi bác sĩ những thông tin gì?

Sau đây là các câu hỏi bạn nên chuẩn bị trước để tiết kiệm thời gian thăm khám:

  • Tôi có thể làm gì để kiểm soát tình trạng của mình?
  • Bác sĩ có thể giới thiệu cho tôi một chuyên gia dinh dưỡng để giúp tôi lập chế độ ăn, chế độ tập thể dục không?
  • Dấu hiệu nào cho biết tôi cần uống thuốc để kiểm soát đường huyết?
  • Tôi có thể tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ ở các kênh thông tin nào?
  • Thời gian theo dõi là bao lâu?

Đừng ngần ngại hỏi những câu hỏi khác mà bạn còn thắc mắc.

Bạn cần làm gì sau khi được chẩn đoán?

Nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ ngay khi được chẩn đoán Tiểu đường thai kỳ. Nếu bác sĩ đề nghị đánh giá thêm, hãy đến khám càng sớm càng tốt. Mỗi tuần trôi qua đều rất quan trọng đối với bạn và con bạn.

Bạn cần có một chế độ ăn và luyện tập lành mạnh, đồng thời hãy tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ càng nhiều càng tốt.

>> Xem thêm: Lý do vì sao mẹ bầu hay bị tiểu đường thai kỳ?