phác đồ điều trị tiểu đường type 1

Chuẩn đoán và phác đồ điều trị tiểu đường type 1

Bác sĩ lên phác đồ điều trị tiểu đường type 1 cho bệnh nhân đạt hiệu quả cao nhất dựa vào thời điểm phát hiện và chuẩn đoán bệnh sớm. Bởi người bệnh được bổ sung insulin sớm để ổn định glucose huyết, giảm được các biến chứng nặng.

Cách chuẩn đoán tiểu đường type 1

phác đồ điều trị tiểu đường type 1
phác đồ điều trị tiểu đường type 1

Chuẩn đoán lâm sàng

  • Bệnh đái tháo đường type 1 thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên, dưới 40 tuổi.
  • Các triệu chứng bao gồm: Sút cân nhanh chóng, đái nhiều, uống nhiều.
  • Có thể dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton nặng.

Chuẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường

  • Đo đường máu lúc đói nhỏ hơn hoặc bằng 7,0 mmol/l (đo ít nhất 2 lần).
  • Đường máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol/l.
  • Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.

Chẩn đoán đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp glucose theo đường huyết mao mạch hoặc tĩnh mạch

Định lượng insulin hoặc C-peptid giảm rất nhiều.

Nguyên tắc điều trị tiểu đường type 1

Mục tiêu điều trị chung cần đạt

  • HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung.
  • Đường máu lúc đói nên duy trì ở mức 4,4 – 7,2 mmol/l.
  • Đường máu sau ăn 2 giờ < 10 mmol/l.
  • Huyết áp < 140/90 mmHg, nếu có biến chứng thận thì HA < 130/80 mmHg.
  • Lipid máu:

+LDL-C < 2,6 mmol/l chưa có biến chứng tim mạch.
+LDL-C < 1,8 mmol/l nếu đã có biến chứng tim mạch.
+ Triglycerid < 1,7 mmol/l.
+ HDL-C > 1.0 mmol/l ở nam và > 1,3 mmol/l ở nữ.

Điều trị cụ thể tiểu đường type 1

  • Tư vấn và hướng dẫn cho bệnh nhân chế độ ăn phù hợp nhất với từng tình trạng bệnh: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý.
  • Tăng cường tập thể dục đều đặn, tránh lười vận động: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Kiểm soát đường huyết tốt bằng thuốc đái tháo đường type 1 khi chế độ ăn và luyện tập thất bại. Thuốc điều trị bắt buộc là insulin.
  • Kiểm soát các bệnh kèm theo như kiểm soát huyết áp, mỡ máu.
  • Khám chuyên khoa nội tiết định kỳ và kịp thời phát hiện điều trị các biến chứng nếu có.

Điều trị bằng insulin

Bắt buộc điều trị bổ sung lượng insulin vì cơ thể đang thiếu insulin trầm trọng. Phác đồ điều trị đái tháo đường type 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi 1 ngày.

  • Liều tiêm insulin: Liều insulin cần thiết ở những người bệnh đái tháo đường type 1 là từ 0,5 – 1,0UI/kg cân nặng. Liều khởi đầu từ 0,4 – 0,5UI/kg/ngày. Liều thông thường 0,6UI/kg, tiêm dưới da 1 – 2 lần trong ngày. Sau chỉnh liều theo kết quả đường huyết.
  • Liều insulin nền 0,1 – 0,2UI/kg.
  • Vị trí tiêm Insulin: cần thay đổi vị trí tiêm để tránh thoái hóa mỡ dưới da chỗ tiêm.

Các phác đồ điều trị tiểu đường type 1 cụ thể bằng insulin

phác đồ điều trị tiểu đường type 1
Tìm hiểu phác đồ điều trị tiểu đường type 1
  • Tiểu đường type 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi tiêm 1 ngày.
  • Phác đồ 1 mũi Insulin: Phối hợp thuốc viên với 1 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp trước bữa ăn tối. Hoặc một mũi insulin tác dụng trung gian/ Glargin trước khi đi ngủ. Liều 0,1 – 0,2UI/kg.
  • Phác đồ 2 mũi Insulin: Sử dụng 2 mũi Insulin trung gian hoặc insulin hỗn hợp (Mixtard, Insulatard, Novomix) tiêm trước ăn sáng và tối. Liều 2/3 trước bữa sáng, 1/3 trước bữa tối. Trường hợp phác đồ này không đem lại hiệu quả mong muốn, hoặc khi cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết, cần chuyển sang các phác đồ nhiều mũi insulin.
  • Phác đồ nhiều mũi Insulin: Tiêm 3 lần trong ngày: 2 mũi insulin nhanh (Actrapid, Novopapid) và 1 mũi bán chậm (Mixtard, Insulatard). Hoặc 2 mũi insulin bán chậm/ insulin nền. Tiêm 4 lần trong ngày: 3 mũi insulin tác dụng nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi insulin nền loại Insulatard trước khi ngủ (21 giờ) hoặc Glargin (lantus).

Các biến chứng của tiểu đường tuýp 1

  • Biến chứng cấp tính: Hôn mê nhiễm toan ceton: yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, mạch nhanh, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước), rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê), buồn nôn, thở nhanh, hơi thở mùi táo thối. Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.
  • Biến chứng mạn tính:

+Nhìn mờ (do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể)
+ Đau ngực thường không điển hình (do biến chứng mạch vành)
+ Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng thần kinh)
+ Loét, nhiễm trùng bàn chân
+ Đầy bụng, chậm tiêu,