Người gầy vẫn có nguy cơ bị tiểu đường, nguyên nhân vì sao?

Chúng ta thường nghỉ rằng, chỉ có những người thừa cân mới có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng không hẵn mà ngay cả những người có “phom” chuẩn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học. Vậy người gầy có bị tiểu đường không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài biết sau để biết được câu trả lời

Người gầy có bị bệnh tiểu đường không?

Câu trả lời là có. Trên thực tế, béo phì chỉ là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tiểu đường. Những người gầy hoàn toàn có thể mắc bệnh tiểu đường và những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích với tất cả mọi người.

Người gầy có bị tiểu đường không?

Nhiều người gầy bị tiểu đường còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đột ngột có sự thay đổi lớn. Vốn quen ăn nhiều rau, ít thịt, ít năng lượng, họ bỗng chuyển sang ăn nhiều thịt và đồ béo, ít rau, lối sống tĩnh tại. Tuyến tụy của họ không có khả năng thích ứng kịp thời với tình trạng thừa đạm, thừa mỡ, đường… đó để sản xuất lượng hormone hợp lý, dẫn đến mắc bệnh.

Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường ở người gầy

Nhiệm vụ duy trì sự cân bằng đường huyết của cơ thể thuộc về một hormone có tên là insulin. Bình thường, lượng insulin được tiết ra đủ để chuyển hóa số đường mà cơ thể dung nạp.

Để đối phó, tuyến tụy phải tăng cường hoạt động để tiết thêm insulin. Nếu tình trạng cứ kéo dài như vậy, tuyến tụy sẽ kiệt sức, suy giảm chức năng, lượng insulin được sản xuất ngày càng giảm, không đủ để cân bằng đường huyết nữa, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Nhiều người gầy vẫn bị tiểu đường, trong đó một phần là do gene. Người mang gene nguy cơ cao này nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý thì dù không thừa cân vẫn có nguy cơ phát bệnh. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân như:

Vấn đề dinh dưỡng

Nhiều người gầy bị tiểu đường còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đột ngột có sự thay đổi lớn. Vốn quen ăn nhiều rau, ít thịt, ít năng lượng, họ bỗng chuyển sang ăn nhiều thịt và đồ béo, ít rau, lối sống tĩnh tại. Tuyến tụy của họ không có khả năng thích ứng kịp thời với tình trạng thừa đạm, thừa mỡ, đường… đó để sản xuất lượng hormone hợp lý, dẫn đến mắc bệnh.

Những người làm việc quá sức và quá căng thẳng

Một số người thường thường có quá nhiều áp lực về công việc, cuộc sống. Chế độ ăn uống không khoa học, căng thẳng kéo dài, mặc dù cơ thể gầy. Nhưng nếu tâm trạng bị rối loạn trong thời gian dài cũng có thể gây rối loạn nội tiết, gây tiểu đường.

Uống rượu và hút thuốc

Rượu và thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau, trong đó có tiểu đường. Nicotine và rượu không chỉ gây hại cho phôi và gan. Là nguyên nhân tác động xấu đến các cơ quan khác của cơ thể. Nó ức chế bài tiết insulin, giảm độ nhạy của insulin làm lượng đường trong máu tăng cao.
Ngoài ra, chức năng gan bị suy yếu cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa đường.

Tóm lại, người gầy chỉ có ít nguy cơ tiểu đường hơn người béo chứ không phải là không thể mắc bệnh này. Vì vậy dù cân nặng thế nào, bạn vẫn nên ăn uống cân bằng, chăm vận động thân thể để giảm nguy cơ tiểu đường và các bệnh nội tiết khác.

Phương pháp để cải thiện “tình trạng gầy”

Theo nhóm nghiên cứu, người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra còn dễ bị các bệnh khác nhau như vô kinh và loãng xương.  Vì vậy điều quan trọng là phải khắc phục đúng cách.

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng

Thiếu dinh dưỡng thường là nguyên nhân của gây ra tình trạng gầy. Do đó điều cần thiết là phải có một chế độ ăn uống cân bằng hợp lý.

Ví dụ, nếu những phụ nữ trẻ tiếp tục chế độ ăn uống hạn chế carbohydrate cực đoan để giảm cân. Cơ bắp có thể bị phá vỡ để sản xuất, cung cấp glucose cần thiết cho cơ thể. Và vì thiếu lượng protein do chế độ ăn uống không phù hợp nên khối lượng cơ giảm. Ngoài ra có thể giảm xuống cùng mức với khối lượng cơ giảm ở người cao tuổi.

Tạo thói quen tập thể dục

Ngoài việc ăn đúng bữa thì việc nỗ lực kết hợp “ bài tập sức bền” để tăng “khối lượng” cơ bắp chính. Áp dụng “bài tập thể dục nhịp điệu” để tăng cường “chất lượng” cơ bắp là rất quan trọng. Những bài tập này cũng được khuyến khích trong hướng dẫn vận động do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi ban hành.

Phụ nữ gầy hơn cần có chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp. Nhằm cải thiện “khối lượng” và “chất lượng” cơ bắp và ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường.

Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tình trạng gầy

Tóm lại, người gầy chỉ có ít nguy cơ tiểu đường hơn người béo chứ không phải là không thể mắc bệnh này. Vì vậy dù cân nặng thế nào, bạn vẫn nên ăn uống cân bằng. Chăm vận động thân thể để giảm nguy cơ tiểu đường và các bệnh nội tiết khác.