tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì

Lựa chọn thực phẩm tốt cho người tiểu đường thai kỳ

Đối với những người bị bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống cũng là vấn đề cần quan tâm. Càng quan trọng hơn với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé. Góp phần kiểm soát lượng đường huyết tăng cao. Vậy, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Chế độ thực phẩm cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Khi lượng lượng đường (glucose) trong máu ở đối tượng phụ nữ mang thai tăng cao, lúc này được gọi là tiểu đường thai kỳ.

Tình trạng trên thường phổ biến ở tuần thai thứ 24 – 28, điều này không tốt cho cả mẹ và bé. Lượng đường có thể trở lại bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tiến triển và chuyển biến nghiêm trọng hơn nếu thai phụ không có biện pháp quản lý đường huyết thích hợp.

Chế độ thực phẩm cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp kiểm soát tốt triệu chứng tiểu đường mà không cần dùng đến thuốc. Chế độ ăn uống của các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có đủ protein, chất béo và hỗn hợp carbohydrate (chất bột đường), tuy nhiên cần cân đối ở mức vừa phải. Tiêu thụ quá nhiều hợp carbs có thể khiến đường huyết tăng đột biến.

Nhìn chung, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý nguyên tắc ăn uống cơ bản sau đây:

  • Bổ sung nhiều đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Giới hạn chất bột đường.
  • Bổ sung rau quả, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Khẩu phần ăn chỉ nên chứa dưới 30% chất béo.
  • Hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn.

Không ăn một lúc quá nhiều lần, thay vào đó nên chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm sự sản sinh insulin.

Bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, hằng tuần, phự nữ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

Bổ sung chất xơ trong rau xanh, hoa quả tươi

Bổ sung nhiều chất xơ giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột, kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, ăn nhiều chất xơ còn giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn diễn ra lâu hơn, nhờ vậy có thể duy trì lượng đường huyết ở mức vừa phải.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Bổ sung chất xơ trong rau xanh, hoa quả tươi

Rau xanh như cải, xà lách, củ dền, cây họ đậu…; Một số loại hoa quả như cam, việt quất, dâu tây, bưởi, ổi… cũng được khuyến khích vì chứa ít carbs. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một số loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp và ăn lượng vừa phải để không làm tăng lượng đường trong máu

Kiểm soát thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Năng lượng do tinh bột cung cấp chiếm đến 60% tổng năng lượng cơ thể cần (số liệu có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ hoạt động thể lực, cần nặng trung bình).

Phụ nữ mang thai nên bổ sung các loại tinh bột phức hợp có trong gạo lứt, khoai củ. Hạn chế thực phẩm chứa carbs tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng. Không ăn nhiều tinh bột cùng một lúc.

Sử dụng protein lành mạnh

Bổ sung protein cùng với tinh bột. Lựa chọn thực phẩm giàu tinh bột và protein giúp cân bằng lượng đường trong máu. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn thực phẩm nạc, giàu protein, chẳng hạn như: thịt cá, gà, trứng, đậu hũ, đậu…

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Thông thường, người bị tiểu đường thai kỳ nên chọn thực phẩm cố chỉ số đường huyết trung bình – nhỏ (<69 GI).

Thực phẩm có lượng đường huyết thấp gồm có:

  • 100% bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
  • Rau không tinh bột
  • Rau chứa tinh bột như đậu Hà Lan, cà rốt.
  • Một số loại trái cây như bưởi, táo, cam, đào, lê
  • Đậu, đậu lăng, đậu xanh.

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh. Một số loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa tốt cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Dầu oliu, dầu lạc
  • Cá ngừ, cá hồi, cá mòi
  • Hạt chia
  • Hầu hết các loại hạt.

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng những thực phẩm

Phụ nữ tiểu đường trong thai kỳ chú ý hạn chế hoặc loại bỏ khỏi thực đơn thực phẩm có thể làm tăng đường huyết. Cụ thể:

  • Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
  • Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo,…
  • Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
  • Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,…

Ngoài ra, sữa và trái cây chứa đường tự nhiên chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng của bệnh tiểu đường mà không cần đến thuốc. Tuy nhiên, nếu lượng đường huyết vẫn ở nồng độ cao kể cả khi đã kiểm soát đường nghiêm ngặt bằng chế độ ăn uống và tập luyện, lúc này bạn có thể cần dùng đến một số thuốc để khắc phục.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tư vấn loại thuốc phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.