tình trạng vô sinh do tiểu đường

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô sinh do tiểu đường

Tiểu đường – căn bệnh do lối sống, chế độ ăn uống đang trở thành thủ phạm nguy hiểm gây tình trạng vô sinh do tiểu đường ở cả nam và nữ (giảm số lượng và chất lượng tinh trùng…) và nữ giới (hội chứng buồng trứng đa nang)

tình trạng vô sinh do tiểu đường
Tình trạng vô sinh do tiểu đường

Đối với nam giới

– Do lượng đường huyết (glucose) trong máu cao khiến các ADN của tinh trùng bị tổn thương. Gây nên tình trạng stress Oxy hóa. Các ADN của tinh trùng sẽ bị phân mảnh, tổn thương dẫn tới tự diệt tế bào tự nhiên, làm cho nam giới khó thụ thai.

– Đái tháo đường làm ảnh hưởng các thành mạch máu nhỏ. Các dây thần kinh làm rối loạn chức năng cương dương.

– Làm giảm hàm lượng hormone Testosteron (kiểm soát ham muốn tình dục ở đàn ông).

Đối với nữ giới

Nữ giới tiểu đường tuýp 1

Vô sinh do tiểu đường tuýp 1 là do các nguyên nhân sau:

– Chậm kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt: Người tiểu đường tuýp 1 thường mắc bệnh từ trước 10 tuổi. Có kinh nguyệt muộn hơn 1 năm so với người bình thường. Tần suất rối loạn kinh nguyệt (21,6%) cao gấp đôi so với người khỏe mạnh (10,8%).

– Kiểm soát lượng đường trong máu không tốt, có biến chứng tiểu đường: Từ năm 1969 – 2004, nghiên cứu dịch tễ học ở phụ nữ Thụy Điển chỉ ra rằng nữ giới mắc tiểu đường tuýp 1 giảm 20% khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu kiểm soát đường huyết tốt. Và phòng ngừa được những biến chứng tiểu đường làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể thì có thể hạn chế rối loạn kinh nguyệt, tăng cường khả năng sinh sản.

– Mãn kinh sớm: Một báo cáo cho thấy phụ nữ mắc đái tháo đường tuýp 1 có khả năng bị mãn kinh sớm hơn 6 năm so với người khỏe mạnh

– Tự miễn dịch: Hơn 40% phụ nữ tiểu đường tuýp 1 bị đồng thời bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có tần suất tự kháng thể đối với buồng trứng cao hơn so với phụ nữ không mắc đái tháo đường. Theo nhóm nghiên cứu của ông Amino, ở bệnh nhân bị cường giáp, nguy cơ vô sinh và sảy thai thường cao

– Rối loạn chức năng tuyến sinh dục: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có nhiều khả năng bị rối loạn chức năng tình dục hơn so với người không bị bệnh tiểu đường.

Nữ giới tiểu đường tuýp 2

– Phụ nữ mắc tiểu đường tuýp 2 bị suy giảm tiết insulin. Tăng tính kháng insulin mạnh mẽ sẽ có liên quan đến PCOS (Hội chứng buồng trứng đa nang) gây vô sinh ở phụ nữ.

– 6% – 7% ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, 28% ở phụ nữ béo phì và 5% ở phụ nữ gầy mắc hội chứng PCOS.

– 4% – 6% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản bị kháng insulin.

– 2% – 6% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mắc đái tháo đường tuýp 2.

– 50% – 70% bệnh nhân PCOS, 80% – 100% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tính kháng insulin. Nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người bị PCOS cao gấp 5 – 10 lần.

Tính kháng insulin trong Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh lý – hormone LH (đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo hệ thống sinh sản có thể hoạt động khỏe mạnh) ảnh hưởng đến sự bài tiết androgen từ buồng trứng. Làm giảm hormone giới tính gắn globulin (sex hormone – binding globulin: SHBG). Và dẫn đến sự gia tăng nang trứng, gây tình trạng bất thường kinh nguyệt. Ngoài ra, tính kháng insulin ảnh hưởng làm suy giảm chất lượng trứng.

Giải pháp phòng ngừa cho bệnh nhân đái tháo đường trẻ tuổi

tình trạng vô sinh do tiểu đường
Giải pháp phòng ngừa cho bệnh nhân đái tháo đường trẻ tuổi

– Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tránh bia rượu, thuốc lá, chất kích thích. Hạn chế căng thẳng, stress và tập luyện thường xuyên. Đây là cách tốt nhất để kiểm soát mức đường huyết trước khi chúng ảnh hưởng tới đời sống tình dục và dẫn tới vô sinh do tiểu đường.

– Với nữ giới: trước hết bệnh nhân cần giảm cân. Và duy trì tập luyện khi bị béo phì (BMI> 25 kg/m²) rồi phân loại các phương pháp điều trị cụ thể tùy theo nguyện vọng có mong muốn mang thai của người bệnh hay không.

– Với nam giới: Rối loạn cương dương có thể được kiểm soát với các thuốc cải thiện lưu thông máu tới cơ quan sinh sản và giúp cương cứng. Người bệnh cần biết các dấu hiệu nhận biết của tiểu đường và cách kiểm soát tiểu đường. Nếu bạn trên 30 tuổi, thừa cân hoặc béo phì với chỉ số khối cơ thể BMI 23 – 24.9kg/m2. Hoặc có tiền sử gia đình (bố, mẹ hoặc cả hai bố mẹ) bị tiểu đường. Cách tốt nhất là đi khám và tư vấn trước khi có các triệu chứng. Hoặc các biến chứng trở nên nghiêm trọng như vô sinh nam.

Như vậy vô sinh do tiểu đường ở cả nam và nữ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy cả nam và nữ trong sinh hoạt, chế độ ăn uống cần có chế độ ăn phù hợp để phòng ngừa. Nếu không may phát hiện bệnh cần tìm phương pháp điều trị kịp thời.