Biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton do tiểu đường

Cách phát hiện và xử lý khi nhiễm toan ceton do tiểu đường

Nhiễm toan ceton do tiểu đường là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường cần chú ý tới các dấu hiệu của nhiễm toan ceton để kịp thời phát hiện và xử lý, tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm toan ceton là gì?

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hoá protid, lipid và carbohydrate.

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường bao gồm 2 rối loạn sinh hóa nguy hiểm là: tăng glucose máu, nhiễm ceton, nhiễm toan kèm theo các rối loạn điện giải. Đây là một cấp cứu nội khoa cần được theo dõi tại khoa điều trị tích cực vì có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù não và thậm chí là tử vong.2

Triệu chứng thường gặp ở người nhiễm toan ceton

Biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton do tiểu đường
Biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton do tiểu đường

Người bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường thường gặp những triệu chứng phổ biến như:

– Luôn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, tiểu với lượng lớn
– Cơ thể khó chịu, mệt mỏi, trong trạng thái muốn bị bệnh
– Hơi thở ngắn, đứt quãng
– Gia tăng lượng đường hoặc mức ceton trong máu, có thể tiến hành xét nghiệm tại nhà

Bệnh nhân nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có các biểu hiện sau:

  • Lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn 300 mg/dL hoặc 16.7 mmol/L;
  • Có ceton trong nước tiểu, không thể giảm xuống mức giới hạn cho phép;
  • Có trên 1 triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Nguyên nhân nhiễm toan ceton đái tháo đường

Nguyên nhân nhiễm toan ceton
Nguyên nhân nhiễm toan ceton
  • Thiếu hụt insulin: Do bệnh tiểu đường, ngừng điều trị insulin, kỹ thuật tiêm insulin không đúng;
  • Bệnh lý cấp tính, nhiễm trùng (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiêu hoá, nhiễm trùng tiết niệu, viêm tụy cấp, cảm cúm), chấn thương hay phẫu thuật,… kích thích cơ thể sản xuất một số hormone như: Catecholamine, Cortisol và Glucagon, ảnh hưởng đến hoạt động của insulin và gây biến chứng nhiễm toan ceton;
  • Rối loạn thể chất và tâm thần;
  • Đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ;
  • Sử dụng thuốc hạ đường huyết không đúng chỉ định;
  • Ảnh hưởng của việc sử dụng rượu hoặc lạm dụng ma túy;
  • Tác dụng phụ của việc dùng thuốc như corticoid và một số thuốc lợi tiểu;
  • Ảnh hưởng của các bệnh nội tiết: cường giáp, cường năng tuyến thượng thận, u tủy thượng thận;
  • Stress.

Cách điều trị nhiễm toan ceton do tiểu đường

Người bệnh luôn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những phương hướng chữa trị hiệu quả cho tình trạng bệnh của mình.
– Chẩn đoán nhiễm toan ceton do tiểu đường dùng những kỹ thuật y tế sau:
+ Xét nghiệm máu để đo mức độ glucose, mức ceton và acid trong máu
+ Điện giải đồ cho bệnh nhân
+ Xét nghiệm nước tiểu
+ Chụp X- quang
+ Điện tâm đồ: đo hoạt động điện của tim

Những phương pháp dùng để chữa trị nhiễm toan ceton do tiểu đường mà bác sĩ thường dùng điều trị bệnh như: điện giải, dung dịch bù nước, và tiêm insulin vào tĩnh mạch để bù cho lượng insulin bị giảm.

Phòng ngừa nhiễm toan ceton do tiểu đường

Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất hằng ngày và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;

Bệnh nhân cần biết cách tự theo dõi lượng glucose máu và ceton nước tiểu. Kiểm soát đường và ceton máu nếu bị ốm hoặc stress;

Khi có ceton niệu nặng và glucose niệu kéo dài qua nhiều xét nghiệm. Bệnh nhân nên bổ sung insulin và đồ ăn lỏng như nước cà chua. Hay nước luộc thịt chứa ít muối để bổ sung dịch và điện giải cho cơ thể;

Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ điều trị nếu mắc thêm một bệnh khác, có ceton niệu kéo dài, sốt, đau bụng, tiêu chảy, nồng độ glucose trong máu cao, ceton trong nước tiểu dai dẳng, đặc biệt là bị nôn ói hoặc nếu đã điều chỉnh tốc độ tiêm truyền bằng bơm insulin nhưng không cải thiện về tình trạng tăng đường huyết và ceton niệu;

Bệnh nhân không được tự ý giảm liều tiêm insulin hoặc tự ý bỏ thuốc ngay cả trong trường hợp mắc một bệnh khác.

Nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới hôn mê hoặc tử vong. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần chủ động phòng ngừa biến chứng này. Đồng thời, khi có dấu hiệu cảnh báo nhiễm toan ceton, bệnh nhân nên ngay lập tức đi thăm khám để được chẩn đoán xác định và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.