Việc tự đo đường huyết bằng que thử tiểu đường được áp dụng cho mọi bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là người đang điều trị bằng insulin, phụ nữ bị đái tháo đường đang có thai, bệnh nhân đang mắc thêm một bệnh cấp tính như cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… Kiểm tra đường huyết thường xuyên có thể tạo sự khác biệt rất lớn trong việc kiểm soát đường huyết hàng ngày của bạn. Máy đo đường huyết cá nhân giúp theo dõi mức đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
Que thử tiểu đường là gì?
Que thử tiểu đường (hay que thử đường huyết) là bộ phận quan trọng nhất của máy đo đường huyết, giúp người dùng thực hiện đo được nồng độ đường huyết chính xác, từ đó có cách kiểm soát được lượng đường.
Que thử tiểu đường sẽ đi theo máy đo đường huyết. Điều này có nghĩ là, mối hãng máy đo đường huyết sẽ có những dòng que thử tiểu đường tương ứng. Song mỗi một loại que thử đường huyết vẫn có thể sử dụng cho nhiều model máy đo đường huyết của hãng đó.
Thường thì que thử tiểu đường thường có thiết kế nhỏ gọn, mỗi que thử chỉ được dùng duy nhất 1 lần, không nên tái sử dụng lại.
Chức năng của que thử tiểu đường
- Que thử tiểu đường dùng để đo và theo dõi chỉ số đường huyết một cách nhanh chóng, chính xác
- Là dụng cụ giúp đo và theo dõi lượng đường huyết một cách chính xác, nhanh chóng và tiện lợi.
- Đối với người cao tuổi, sợ lấy máu thì việc sử dụng que thử khá đơn giản, giúp lấy máu dễ dàng, thao tác đo chính xác.
- Một số dòng que thử còn được thiết kế đặc biệt với 2 điện cực thay vì 1 điện cực như các que thử thông thường nên cho kết quả đo có độ chính xác cao đến 99%.
- Một số sản phẩm còn tích hợp các chức năng đo lượng acid uric trong máu, thử Cholesterol… Giúp cho viêc theo dõi các chỉ số sức khỏe một cách toàn diện, hiệu quả hơn.
- Các loại que thử tiểu đường được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện. Các trung tâm y tế, phòng mạch và tại gia đình.
Lưu ý khi sử dụng que thử tiểu đường
Việc sử dụng sai cách que thử đường huyết sẽ có thể dẫn đến những sai số kết quả không đánh có. Vì thế, bạn cần tìm hiểu biết cách sử dụng và bảo quản que thử đường huyết đúng cách. Tránh gây nên sai số khi ra kết quả.
- Để lọ que thử ở nơi thoáng mát, khô ráo có nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và ở những nơi có nhiệt độ cao, không được bảo quản trong tủ lạnh.
- Đựng que thử nguyên trong lọ mua về. Để tránh hư que hoặc nhiễn bẩn que, không chuyển que sang các lọ hoặc các hộp đựng khác mà giữ nguyên que trong lọ đựng ban đầu của nó.
- Không dùng que thử đường huyết đã quá hạn sử dụng.
- Sau khi lấy xong que cần phải đóng chặt nắp đậy, tránh không khí có thể vào trong.
- Sử dụng ngay khi que đã được lấy ra khỏi lọ và chỉ chạm vào que thử khi tay sạch và khô ráo.
- Khi mở lọ que thử nới thì nên ghi ngày mở hộp ở trên. Không sử dụng quá 3 tháng sau khi đã mở nắp lọ.
- Chỉ thấm máu hoặc dung dịch chuẩn vào đầu que thử.
- Không được bẻ cong, cắt hay làm biến dạng que thử bằng bất cứ hình thức nào.
- Que thử chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ. Không sử dụng lại que thử đã thấm máu hay dung dịch chuẩn.
Lưu ý: Để lọ que thử tránh xa tầm tay trẻ em. Các chất này có thể gây hại nếu trẻ hít hay nuốt phải và có thể gây kích ứng da hoặc mắt.
Thời điểm và chỉ số chuẩn khi kiểm tra chỉ số đường huyết
Thời điểm kiểm tra
Thời điểm đo đường huyết sẽ phụ thuộc vào kế hoạch điều trị bệnh đường huyết. Các loại tiểu đường, các khống chế hàm lượng đường trong máu.
– Trường hợp đang sử dụng insulin khi điều trị bạn cần làm xét nghiệm mức đường huyết từ 3 – 10 lần mỗi ngày trước và sau khi ăn. Trước và sau khi tập luyện hoặc cũng có thể đo trước và sau khi đi ngủ vào buổi tối bằng máy đo đường huyết.
– Nếu bạn điều trị tiểu đường tuyp 2 bằng các loại thuốc. Hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra mức đường huyết của cơ thể bạn phải thực hiện thường xuyên hơn.
Kết quả mức đường huyết trong máu sẽ là khác nhau nếu được tiến hành đo và thử nghiệm vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày.
Thường thì mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất khi bạn mới thức dậy. Lúc bạn mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên.
Các chỉ số đường huyết chuẩn quy định
- Khi mới thức dậy : mức đường huyết từ 90 – 130 mg/dL (khoảng 5-7 mmol/L).
- Trước khi ăn : mức đường huyết nên ở mức 70-130 mg/dL (khoảng 4-7 mmol/L).
- Trước lúc đi ngủ : mức đường huyết từ 110 – 150 mg/dl.
- Nếu bạn bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết (dưới mức 70 và trên mức 150) đều nguy hiểm.
Cách thử tiểu đường tại nhà
Kiểm tra chất lượng của thiết bị
Lấy ngẫu nhiên lựa chọn một vài que để kiểm tra xem chúng có đảm bảo chất lượng hay không, bằng cách lắp que thử vào nơi đặt que thử trên máy đo đường huyết. Sau đó nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch thử mẫu lên que thử và so sánh kết quả đọc được với kết quả quy chuẩn ghi trên nhãn của nhà sản xuất. Nếu kết quả đo không đúng với kết quả quy chuẩn thì bạn cần báo lại với nơi mua hàng đề nghị bảo hành hoặc đổi trả.
Bên cạnh đó khi lựa chọn que thử bạn cũng cần chú ý lựa chọn những loại có điều kiện bảo quản phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Thông thường que thử có điều kiện bảo quản từ 2 – 32 độ.
Các bước kiểm tra chỉ số đường huyết bằng máy
Rửa tay sạch bằng xà phòng. Sát trùng vị trí lấy máu (thông thường ở đầu ngón tay).
Lấy một que thử đặt vào khe lắp que thử trên máy đo. Phải đảm bảo lắp vừa khít vào khe trên máy. Chèn kim lấy máu vào bút lấy máu.
Những loại máy đo đường huyết khác nhau sẽ hiển thị khác nhau khi bạn lắp que thử vào máy. Thông thường khi lắp que thử vào máy, máy sẽ được khởi động.
Khi màn hình hiển thị trên máy hiện ra biểu tượng giống như giọt chất lỏng hoặc lời nhắc đưa mẫu máu lên que thử (máy ở chế độ sẵn sàng).
Lấy máu bằng kim lấy máu
Lấy máu bằng kim lấy máu: thả lỏng tay, lắc bàn tay hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để máu lưu thông xuống ngón tay tốt hơn. Sát trùng vị trí cần lấy máu bằng miếng gạc hoặc bông tẩm cồn, để cồn bay hơi hết, tay thật khô mới lấy máu.
Xoay nắp bút lấy máu, tùy chỉnh độ nông sâu của kim phù hợp với da của bạn. Bấm nắp bút vào đầu ngón tay để lấy máu.
Nặn ép ngón tay tạo thành giọt nhỏ, đưa giọt máu lên que thử. Giữ giọt máu chạm vào đầu que thử đúng vị trí quy định. Tránh để da ngón tay chạm lên que thử vì có thể khiến kết quả đo không chính xác.
Dùng bông hoặc gạc đè vào vết thương để cầm máu.
Đọc kết quả
Kết quả máy sẽ phát ra âm thanh như tiếng pip để báo cho bạn biết.
Kết quả đo sẽ hiển thị lên màn hình số của máy đo đường huyết. Kết quả mỗi lần đo sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời gian đo trong ngày. Chế độ ăn và dùng thuốc của bạn trong thời gian gần đây. Giá trị đường huyết sẽ khác nhau ở mỗi người và để xác định ngưỡng đường huyết mục tiêu của bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị.
Đơn vị trên máy đo có thể là mmol/l hoặc mg/dl.