mắc tiểu đường thai kỳ

Thai nhi bị ảnh hưởng khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Vậy thai nhi bị ảnh hưởng khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Thai nhi bị ảnh hưởng khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với em bé trong bụng mẹ cụ thể như sau.

Dị tật bẩm sinh

Là hiện tượng bất thường về cơ thể xảy ra trong giai đoạn trước khi em bé được sinh ra. Các cơ quan trong cơ thể của bé bắt đầu được hình thành từ khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ. Vì vậy nếu kiểm soát đường huyết không tốt trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ có nhiều khả năng dẫn đến trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, sự kiểm soát lượng đường trong máu càng không tốt, tần suất xuất hiện dị tật ở trẻ càng cao. Có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau. Như hệ thần kinh trung ương, hệ xương, hệ tim mạch, hệ tiết niệu-thận, hệ tiêu hóa, tai và miệng.

Thai nhi quá lớn

mắc tiểu đường thai kỳ
Khi mắc tiểu đường thai kỳ

Là trường hợp trẻ khi mới sinh ra có cân nặng từ 4000g trở lên. Và không có dị tật nào có thể được xác nhận bằng mắt ngoại trừ cơ thể quá lớn. Do người mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, lượng glucose được cung cấp nhiều cho thai nhi làm tăng lượng insulin tiết ra của thai nhi, ảnh hưởng này kích thích thai phát triển to.

Thai nhi quá lớn không chỉ làm thai phụ dễ bị khó khăn khi sinh nở mà còn có nguy cơ cao trẻ bị các triệu chứng sau sinh như khó thở, hạ đường huyết, hạ canxi máu, đa hồng cầu, tăng bilirubin (bệnh vàng da của trẻ sơ sinh), triệu chứng suy tim,…

Thai nhi phát triển chậm trong tử cung

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi phát triển chậm trong tử cung. Đây là tình trạng bào thai không phát triển đầy đủ. Và sự tăng trưởng bị trì hoãn hoặc ngừng lại.

Nó đề cập đến việc thai nhi có cân nặng lúc sinh ra là dưới 10% trên đường cong phát triển của thai nhi. Điều này có nghĩa là nếu có 100 em bé có cùng số tuổi thai. Sẽ xếp vị trí thứ 10 tính từ trẻ có cân nặng nhẹ hơn.

Suy thai

Là trạng thái hô hấp của thai nhi trong tử cung và chức năng tuần hoàn máu bị suy giảm khi người mẹ mang thai hoặc khi sinh.Trước đây nó được gọi là “thai nhi bị ngạt”. Nhưng từ năm 1997 tên gọi đã được đổi thành “suy thai”.

Các triệu chứng chính bao gồm nhịp tim nhanh thoáng qua của thai nhi như chuyển động giống như hô hấp, ức chế chuyển động của thai nhi. Ngoài ra, sự tiếp diễn của tình trạng thiếu oxy liên tục làm giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến lượng nước tiểu ít hơn và giảm lượng nước ối, dẫn đến kích thước cơ thể trẻ nhỏ hơn so với tiêu chuẩn.

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

mắc tiểu đường thai kỳ
Mắc tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

Nếu người mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, các biến chứng sau đây có thể được nhìn thấy ở trẻ sơ sinh sau khi sinh.

Hạ đường huyết

Là trạng thái lượng đường trong máu thấp bất thường. Các thai nhi của người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tiết ra rất nhiều insulin vì được mẹ cung cấp rất nhiều glucose. Tuy nhiên khi thai nhi được sinh ra cũng đồng thời việc cung cấp glucose từ mẹ sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, khi em bé tiếp tục tiết ra rất nhiều insulin. Lượng đường trong máu giảm xuống quá mức và dẫn đến hạ đường huyết.

Tăng Bilirubin máu

Là trạng thái lượng bilirubin trong máu tăng lên bất thường. Bilirubin là một chất được hình thành khi Hemoglobin trong hồng cầu bị phá vỡ. Nó thường được vận chuyển đến gan và bài tiết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bài tiết không tốt vì lý do nào đó, nó sẽ tăng lên trong máu. Bilirubin có sắc tố màu vàng. Vì vậy khi trẻ bị tăng bilirubin máu. Có thể nhận thấy “bệnh vàng da” làm vàng da và niêm mạc.

Hạ canxi máu

Là trạng thái lượng canxi trong máu trở nên rất thấp. Ngay cả khi hạ canxi máu, các triệu chứng có thể không phát triển đến một mức độ nhất định. Nhưng các triệu chứng như giảm trương lực cơ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, ngưng thở, ăn kém, nhạy cảm, co cứng (tê chân tay, cứng khớp), lên cơn co giật (co thắt) có thể xảy ra.

Đa hồng cầu

Là trạng thái có quá nhiều tế bào hồng cầu trong máu. Nếu bệnh đa hồng cầu nặng, máu trở nên dính và đặc, lưu lượng máu của các mao mạch có thể chuyển hóa xấu đi. Kết quả là, nguy cơ cao gây nên các triệu chứng khác nhau. Như co giật, nhồi máu não, tím tái, ngưng thở, ăn kém, nôn, viêm ruột hoại tử, huyết khối tĩnh mạch thận, suy thận,…

Rõ ràng rằng bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn cả thai nhi và em bé sau khi sinh. Vì vậy người mẹ hãy thận trọng khi mang thai.

Làm sao để phát hiện tiểu đường thai kỳ?

Những thai phụ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Đây là phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường. Đặc biệt là để phát hiện đái tháo đường thai kỳ, được thực hiện giữa tuần thai 24 và 28.

Các bước tiến hành thực hiện xét nghiệm 1 bước 75 gam Glucose (với máu tĩnh mạch)

  • Lần khám 1: Khi thai phụ đến khám lần đầu tiên vào 3 tháng đầu thai kỳ. Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói hoặc glucose huyết tương bất kỳ. Nếu glucose huyết tương lúc đói bất thường là ≥ 126 mg% hoặc glucose huyết tương bất kỳ là ≥ 200mg%. Chẩn đoán đái tháo đường, giới thiệu chuyên khoa nội tiết.
  • Lần khám sau đó: Khi thai kỳ bước vào tuần lễ 24- 28 tư vấn cho thai phụ về tầm soát Đái tháo đường thai kỳ. Phát tờ rơi về những thông tin liên quan Đái tháo đường thai kỳ và giấy hướng dẫn ăn uống hợp lý để thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam – 2 giờ vào lần khám thai định kỳ tiếp theo. Ghi chú vào sổ khám thai ngày tái khám kèm kiểm tra glucose huyết tương bằng mực đỏ để dễ nhớ.

>> Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm