Điều trị bệnh nhân đái tháo đường nhiễm ceton acid

Phác đồ điều trị tiểu đường type 1 và điều trị không dùng thuốc

Phát hiện, chẩn đoán bệnh sớm sẽ giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị tiểu đường type 1 cho bệnh nhân đạt hiệu quả cao nhất. Nếu không được chữa trị kịp thời hay không tuân thủ đúng các nguyên tắc trong phác đồ điều trị đái tháo đường type 1 thì sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh

phác đồ điều trị đái tháo đường type 1
phác đồ điều trị đái tháo đường type 1

Những điểm đáng chú ý về bệnh tiểu đường tuýp 1

+ Tiểu đường tuýp 1 chiếm 5-10% trên tổng số người bệnh tiểu đường

+ Các tế bào beta đảo tụy của người bệnh bị phá hủy gần như hoàn toàn dẫn đến cơ thể tiết ra rất ít insulin hoặc thậm chí là không có insulinh

+ Độ tuổi mắc bệnh thường rất trẻ: dưới 30 tuổi

+ Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được sáng tỏ, các yếu tố nguy cơ của bệnh được cho là di truyền, môi trường sống, nhiễm virus, hóa chất, tiểu sử mắc các bệnh liên quan đến tụy

+ Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh là đột ngột đi tiểu nhiều, khát nhiều, háo nước, đói nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều

+ Khác với sự tiến triển âm thầm của type 2, tiểu đường tuýp 1 nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nhanh gặp phải biến chứng.

Nguyên tắc điều trị đái tháo đường type 1

Mục tiêu điều trị chung cần đạt

  • HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung.
  • Đường máu lúc đói nên duy trì ở mức 4,4 – 7,2 mmol/l.
  • Đường máu sau ăn 2 giờ < 10 mmol/l.
  • Huyết áp < 140/90 mmHg, nếu có biến chứng thận thì HA < 130/80 mmHg.
  • Lipid máu:

o LDL-C < 2,6 mmol/l chưa có biến chứng tim mạch.
o LDL-C < 1,8 mmol/l nếu đã có biến chứng tim mạch.
o Triglycerid < 1,7 mmol/l.
o HDL-C > 1.0 mmol/l ở nam và > 1,3 mmol/l ở nữ.

Điều trị cụ thể đái tháo đường type 1

  • Tư vấn và hướng dẫn cho bệnh nhân chế độ ăn phù hợp nhất với từng tình trạng bệnh: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý.
  • Tăng cường tập thể dục đều đặn, tránh lười vận động: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Kiểm soát đường huyết tốt bằng thuốc đái tháo đường type 1 khi chế độ ăn và luyện tập thất bại. Thuốc điều trị bắt buộc là insulin.
  • Kiểm soát các bệnh kèm theo như kiểm soát huyết áp, mỡ máu.
  • Khám chuyên khoa nội tiết định kỳ và kịp thời phát hiện điều trị các biến chứng nếu có.

Điều trị bằng insulin

Bắt buộc điều trị bổ sung lượng insulin vì cơ thể đang thiếu insulin trầm trọng. Phác đồ điều trị đái tháo đường type 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi 1 ngày.

  • Liều tiêm insulin: Liều insulin cần thiết ở những người bệnh đái tháo đường type 1 là từ 0,5 – 1,0UI/kg cân nặng. Liều khởi đầu từ 0,4 – 0,5UI/kg/ngày. Liều thông thường 0,6UI/kg, tiêm dưới da 1 – 2 lần trong ngày. Sau chỉnh liều theo kết quả đường huyết.
  • Liều insulin nền 0,1 – 0,2UI/kg.
  • Vị trí tiêm Insulin: cần thay đổi vị trí tiêm để tránh thoái hóa mỡ dưới da chỗ tiêm.

Các phác đồ điều trị đái tháo đường type 1 cụ thể bằng insulin

phác đồ điều trị đái tháo đường type 1
phác đồ điều trị đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi tiêm 1 ngày.
  • Phác đồ 1 mũi Insulin: Phối hợp thuốc viên với 1 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp trước bữa ăn tối. Hoặc một mũi insulin tác dụng trung gian/ Glargin trước khi đi ngủ. Liều 0,1 – 0,2UI/kg.
  • Phác đồ 2 mũi Insulin: Sử dụng 2 mũi Insulin trung gian hoặc insulin hỗn hợp (Mixtard, Insulatard, Novomix) tiêm trước ăn sáng và tối. Liều 2/3 trước bữa sáng, 1/3 trước bữa tối. Trường hợp phác đồ này không đem lại hiệu quả mong muốn, hoặc khi cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết, cần chuyển sang các phác đồ nhiều mũi insulin.
  • Phác đồ nhiều mũi Insulin: Tiêm 3 lần trong ngày: 2 mũi insulin nhanh (Actrapid, Novopapid) và 1 mũi bán chậm (Mixtard, Insulatard). Hoặc 2 mũi insulin bán chậm/ insulin nền. Tiêm 4 lần trong ngày: 3 mũi insulin tác dụng nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi insulin nền loại Insulatard trước khi ngủ (21 giờ) hoặc Glargin (lantus).

Sử dụng phác đồ điều trị tiểu đường type 1 không cần dùng thuốc

Sử dụng phác đồ điều trị tiểu đường type 1 không cần dùng thuốc là điều chỉnh lối sống:

Bên cạnh tiêm insulin theo chỉ định của bác sỹ, bạn cần phải song hành cùng với điều chỉnh lối sống của trẻ. Nếu như trẻ ổn định được lượng đường huyết thông qua lối sống, thì có thể cắt giảm hoặc ngưng tiêm insulin điều trị.

Chúng tôi luôn khuyến khích đến phương pháp điều trị tự nhiên, vì như vậy, khi đạt được kết quả, sẽ là lâu dài, chứ không bị phụ thuộc vào thuốc, và phải gánh chịu những tác dụng phụ không mong muốn.

Đó là:

  • Chế độ ăn uống khoa học
  • Tập thể dục vận động phù hợp
  • Lên tinh thần cho trẻ và giữ cho trẻ luôn thoải mái, tích cực và mạnh mẽ đối với bệnh tật.
  • Áp dụng các bài thuốc điều trị từ thảo dược an toàn, chủ động phục hồi bệnh.