Các nhà nghiên cứu trên đã tiến hành so sánh khi uống sữa giàu protein vào bữa sáng và khi chỉ uống nước vào bữa sáng, kết quả cho thấy sữa giúp hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Uống sữa tăng khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Vậy mối quan hệ giữa sữa đối với người tiểu đường đến sức khỏe là liên quan đến nhau.
Kiểm soát sự gia tăng của lượng đường trong máu sau bữa ăn
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc lên thực đơn hằng ngày trong đó có bữa sáng là vô cùng quan trọng. Nếu sắp xếp được chế độ ăn hợp lý thì việc cải thiện việc quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2 là hoàn toàn có thể.
Nghiên cứu đã điều tra sự thay đổi đường huyết trong trường hợp bệnh nhân đã uống sữa có hàm lượng protein cao vào bữa sáng và cảm giác hài lòng của bệnh nhân sau bữa sáng, sau bữa trưa.
Họ so sánh việc uống sữa giàu protein với ăn ngũ cốc vào bữa sáng và uống nước bình thường. Kết quả là sữa giúp hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Người ta cho rằng nếu hấp thụ protein vào bữa ăn sáng, sẽ tạo “Second meal effects” và hạn chế sự thèm ăn sau bữa trưa.
Lý giải về “Second meal effects”, các nhà khoa học nói rằng đây là hiện tượng bữa ăn đầu tiên (first meal) cũng gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau bữa ăn tiếp theo (second meal).
Nếu chọn ăn các loại thực phẩm đường và giàu chất xơ vào bữa sáng không chỉ hạn chế sự tăng đường huyết sau bữa ăn mà còn có tác dụng ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu ngay cả sau bữa trưa. Người ta cho rằng thực đơn bữa sáng ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu của 1 ngày.
Khả năng làm chậm sự hấp thụ carbohydrate của sữa
Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường túyp 2 và béo phì đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Vì vậy quan trọng nhất là cải thiện chế độ ăn uống để cải thiện bệnh tiểu đường và béo phì.
Các nhà nghiên cứu làm một cuộc khảo sát ở 32 người cả nam, nữ ở độ tuổi trung bình 23 và có chỉ số BMI trung bình (chỉ số khối cơ thể) là 22. Họ so sánh trường hợp uống sữa có hàm lượng protein cao với trường hợp chỉ uống nước khi ăn ngũ cốc giàu carbohydrate.
Sữa có 2 thành phần protein là casein” và “whey protein” (đạm váng sữa). Trong đó, Casein từ từ hấp thụ vào cơ thể, whey protein được hấp thụ nhanh chóng. Casein và whey protein là “thành phần chức năng”. Sự hấp thụ các protein này giúp làm chậm sự hấp thụ carbohydrate. Ức chế việc tiết ra ghrelin thúc đẩy sự thèm ăn, đẩy mạnh việc tiết hormon ức chế sự thèm ăn và dễ cảm thấy no bụng.
Chú ý đến loại sản phẩm sữa và liều lượng
Bệnh tiểu đường sinh ra do sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu, khi thiếu hụt hormone tuyến tụy insulin hoặc khi hormone này không thể thực hiện chức năng chuyển hóa. Với tiểu đường type 2 (chiếm 95% ca bệnh), cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không thể chuyển hóa đường. Người mắc bệnh này cần hạn chế các thực phẩm có chứa glucid, nhưng vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chính: Chất bột đường, đạm, chất béo và chất xơ.
Trong đó, sữa là một thực phẩm khiến nhiều người bị tiểu đường e dè và nghĩ rằng cần kiêng tuyệt đối. Tuy nhiên, việc này khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và canxi, lâu dài có thể dẫn tới nguy cơ thiếu chất, loãng xương. Theo các chuyên gia, người bệnh có tình trạng ổn định có thể bổ sung 1-2 cốc sữa không đường hoặc sữa dành riêng cho người bị tiểu đường, chia nhỏ ra uống kèm các bữa trong ngày (do sữa giàu năng lượng, có chất bột đường).
Bên cạnh đó, phần lớn chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… đều có chỉ số GI thấp, giàu dinh dưỡng và không ảnh hưởng tới tình trạng của người bệnh. Do đó, bạn có thể bổ sung thêm sữa chua vào thực đơn hàng ngày của mình. Người bệnh nên chọn các loại sữa chua có lượng protein cao và lượng carbohydrate thấp, không hương liệu, không đường hoặc ít đường.