thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường

Thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường và lưu ý khi xây dựng thực đơn

Bệnh tiểu đường thường gây ra các biến chứng nguy hiểm về mắt, tim mạch, huyết áp. Bệnh tiểu đường còn gây ra nhiều phiền toái khi bệnh nhân phải có một chế độ ăn uống riêng biệt, khoa học. Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh tiểu đường không dễ dàng. Sau đây là thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường và lưu ý khi xây dựng thực đơn

thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường
Thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường

Thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường là những món ăn giúp lượng đường huyết ở mức ổn định và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là những nguyên tắc nào?

• Bữa ăn phải đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng ở mức bình thường. Tùy vào độ tuổi, giới tính, công việc hàng ngày và thể trọng của mỗi bệnh nhân mà chế độ ăn sẽ khác nhau:

– Với người lao động nhẹ: 30kcal/ngày

– Với người lao động trung bình: 35kcal/ngày

– Với người lao động nặng: 40- 45kcal/ngày.

• Không nên đưa quá nhiều hoặc quá ít năng lượng vào bữa ăn. Mỗi nhóm chất cần nạp bao nhiêu là đủ?
– Chất đạm: 15 – 20% tổng năng lượng khẩu phần.

– Chất béo: 25 – 30% tổng năng lượng khẩu phần.

– Glucid (chất đường bột): 55 – 60% tổng năng lượng khẩu phần.

– Chất xơ: 30 – 40g/ngày có giảm quá trình hấp thu đường vào máu, cân bằng lượng đường trong máu và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

– Vitamin B1, B2, PP giúp ngăn ngừa đường tạo thành thể cetonic.

– Muối chỉ nên ăn ít hơn 6g/ngày.

• Để khống chế đường huyết luôn ở mức ổn định, bệnh nhân nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn/ngày. Đối với người bệnh có sử dụng insulin trong quá trình điều trị, cần thêm một bữa phụ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng bị hạ đường huyết.

• Trong thực đơn nên hạn chế các món chiên xào, tăng cường các món ăn dạng luộc và nấu.

• Trong bữa ăn không nên ăn quá nhiều hay ăn vội vàng. Ăn phải đúng giờ và không được bỏ bữa.

Lên kế hoạch dinh dưỡng cho các bữa ăn

Bữa sáng

Bữa sáng của bệnh nhân tiểu đường nên có các thực phẩm bao gồm tinh bột, trái cây chín tự nhiên và protein, đây đều là thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn một tô miến, phở, mì, khoai lang hoặc ngũ cốc nguyên hạt.

Bữa trưa

Bữa trưa, bạn cần tăng cường các thực phẩm chữa bệnh tiểu đường có chứa chất xơ từ những loại rau củ quả như xà lách, ớt đỏ, ngô, đậu đen, ngũ cốc nguyên hạt, … Bổ sung thêm protein từ thịt nạc thăn, thịt gà nên bỏ da và thực phẩm chứa nhiều vitamin, omega-3, magie.

Bữa tối

Vào bữa tối, bạn nên ăn ít hơn bữa trưa và bữa sáng và nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa như:

  • Để bổ sung protein, bạn có thể chọn cá hồi, đậu phụ.
  • Để bổ sung chất chống oxy hóa, magie, vitamin, chất xơ có thể chọn ăn các thực phẩm cho người tiểu đường như măng tây, bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua.

Một lưu ý nhỏ cho người bệnh tiểu đường nữa là các bữa ăn chính nên ăn với mức độ vừa phải, không nên ăn quá no. Nếu sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng bạn cảm thấy đói thì có thể lót dạ với một chút trái cây, rau củ quả. Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường có chỉ số đường huyết thấp được khuyên dùng nhiều là các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây, đặc biệt bạn cần hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và hạn chế sử dụng các chất kích thích.

Một số thực đơn cho người tiểu đường

thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường
Thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường

Thực đơn 1

• Bữa sáng: 1 cái bánh giò + 250ml nước ép bưởi
• Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt + 1 khúc cá chép hấp+ canh cải nấu thịt nạc
• Bữa tối: 1/2 chén cơm trắng+ thịt nạc kho đậu hũ+ súp lơ luộc

Thực đơn 2

• Buổi sáng: bún mọc + 1 ly sữa dinh dưỡng cho người tiểu đường
• Buổi trưa: 1 chén cơm trắng + tàu hũ sốt tương + thịt bò nấu canh cải chua
• Buổi xế: 1 quả cam nhỏ
• Buổi tối: 1/2 chén cơm trắng + đậu bắp luộc+ cá lóc kho nghệ

Thực đơn 3

• Buổi sáng: Bánh mì đen + trứng ốp la+ sinh tố dâu tây không đường
• Buổi trưa: 1 chén cơm gạo lứt + canh bí đao nấu thịt bằm+ cà nục khô tiêu
• Buổi xế: salat rau củ quả (rau xà lách, rau mầm, cà chua, dưa leo, …)
• Buổi tối: 1/ 2 chén cơm gạo lức muối mè+ su su luộc+ 2 miếng chả lụa

Giữa buổi khoảng 9h sáng và 3h chiều có thể bổ sung bữa ăn dặm như sữa đậu nành, nước ép trái cây không đường hoặc các loại trái cây thanh mát ít ngọt. Bên cạnh đó,có thể dùng bánh ăn kiêng, các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe.

Một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

  • Nên ăn vừa phải các món ăn chứa nhiều tinh bột. Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng 50-60% lượng tinh bột so với người bình thường.Những lưu ý khi lựa chọn và chế biến món ăn cho người bị bệnh tiểu đường
  • Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2 bữa trứng 1 tuần.Không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh như: xúc xích, thịt nguội, pate, …
  • Người bị bệnh tiểu đường nên chế biến các món ăn theo cách luộc, hấp, hạn chế chiên xào, hầm nhừ.
  • Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thịt nạc, ăn nhiều cá để bổ sung chất đạm.
  • Không ăn nội tạng động vật.
  • Nên bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp vitamin và chất xơ. Nên chọn những loại trái cây ít đường như dưa lưới, dâu tây, cam, dứa, táo, lê, … Hạn chế những loại trái cây có chứa nhiều đường như nho, xoài, dưa hấu, anh đào, …
  • Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhạt. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 6g muối. Hạn chế ăn các món mặn như mắm, chao, dưa muối…

Hiện nay, người bệnh tiểu đường có thể “chung sống hòa bình” với bệnh tiểu đường khi có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh và suy nghĩ tích cực.

>> Xem thêm: Nguyên tắc làm tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường