Lưu ý trước khi tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường

Những lưu ý khi tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường

Trong bệnh tiểu đường cần điều trị với insulin, chính bạn hay người thân sẽ là người phải thường xuyên trực tiếp tiêm insulin cho mình. Vì vậy cần lưu ý khi tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường. Tất cả những thiếu sót trong kĩ thuật tiêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức hoạt động của insulin, từ đó ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát đường huyết của bạn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn biết cách làm thế nào để tiêm insulin đúng kĩ thuật, mang lại hiệu quả và sự an toàn tối đa cho người bệnh tiểu đường

Lưu ý trước khi tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường

Lưu ý trước khi tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường
Lưu ý trước khi tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường
  • Lọ insulin nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh: 4 – 8 độ C.
  • Thời điểm tiêm insulin:
  • Tốt nhất là tiêm insulin trước bữa ăn. Tùy từng loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi ăn là khác nhau.
  • Thông thường thời điểm phải ăn là khi insulin bắt đầu có tác dụng. Ví dụ với insulin thường (regular) là 20 – 30 phút, insulin mixtard cũng là 30 phút, insulin bán chậm (lente, NPH, insulatard…) là 60 phút… Nếu ăn muộn hơn thì người bệnh có nguy cơ rất cao bị hạ đường huyết.

Vị trí tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường

Đây là vấn đề phổ biến hàng ngày khi bệnh nhân tiểu đường không biết nên tiêm insulin ở đâu. Chẳng phải có thể tiêm ở những vị trí tiêm thông thường sao? Đúng vậy. Mỗi ngày, nếu cần tiêm 1 vài lần, có thể tiêm tại những vị trí tiêm insulin thông thường.

Vị trí tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường
Vị trí tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường
  • Vùng cơ cánh tay, mặt trong trước đùi, mông và bụng ở vùng cách rốn 2 inch.
  • Cần xoay vòng và thay đổi vùng tiêm để tránh biến chứng loạn dưỡng mỡ. Có thể quay vòng vị trí tiêm theo chiều kim đồng hồ, hoặc đổi chỗ tiêm giữa bụng – đùi – cánh tay…
  • Sự hấp thu Insulin tùy theo vị trí tiêm, sự hấp thu tốt nhất ở bụng. Sau đó đến bắp tay, đùi, và mông (bụng > bắp tay > đùi > mông).
  • Các yếu tố làm tăng hấp thu Insulin: vận động; tiêm bắp; xoa bóp chỗ tiêm.
  • Lớp mỡ dưới da mỏng, thể phì đại mô mỡ sẽ hấp thu chậm hơn

Tiêm insulin vào những phần phồng lên này sẽ không gây đau cho người bệnh. Vì vậy bệnh nhân thường lặp lại việc tiêm insulin vào những vị trí thường tiêm đó.

Nguyên nhân không nên tiêm liên tục ở 1 vị trí

Phần phồng lên của các mô dưới da được cho là mô mỡ và mô xơ. Tuy nhiên nếu tiêm insulin vào những phần này, sự hấp thu từ dưới da tới các mao mạch chậm hơn so với trường hợp tiêm insulin vào những chỗ khác.

Điều gì sẽ xảy ra nếu hấp thu insulin kém? Nếu insulin này là insulin tiêm trước bữa ăn, chỉ số đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng lên trước. Sau đó lượng insulin tiêm vào sẽ tuần hoàn trong máu và phát huy tác dụng giảm lượng đường trong máu. Sau khi ăn 3 giờ, 4 giờ không có bất thường gì xảy ra, hiệu quả của insulin tốt hơn và lượng đường trong máu giảm xuống, đây là cơ chế hoạt động rất phổ biến.

Gần đây, cũng có những người thay đổi vị trí tiêm và giảm lượng insulin tiêm xuống khoảng hai phần ba.

Insulin có thể bị chảy ra từ vị trí tiêm

Ngoài ra, nếu bệnh nhân liên tục tiêm cùng một chỗ, da của phần đó sẽ trở nên cứng hơn.

Sau đó, hiện tượng phổ biến xảy ra đó là khi cắm kim tiêm và dù rút kim sau khi đếm từ 5 đến 10. Dung dịch insulin được tiêm vào da vẫn chảy ra ngoài. Có những lúc lượng chảy ra là 1 hoặc 2 đơn vị, nhưng với những người tiêm nhiều thì sẽ bị chảy ra nhiều hơn.

Dùng bông tẩm cồn để hút

Đối với những người có thói quen dùng bông tẩm cồn để thấm sau khi rút kim tiêm ra và dùng bông để hút khi có hiện tượng mao dẫn. Trong một cuốn sách hướng dẫn bệnh nhân ở Anh đã viết rằng: dù tiêm ở vị trí nào, sau khi rút kim ra, không cần phải ấn hoặc thấm bông tẩm cồn vào phần đó.

Bởi nếu dùng bông tẩm cồn để hút, khi muốn tiêm 20 đơn vị và dù tiêm phù hợp với lượng 20 đơn vị cũng xảy ra trường hợp 20 đơn vị insulin không hấp thụ hết vào trong mô dưới da. Và tất nhiên, lượng đường trong máu sẽ không giảm nhiều như mong muốn. Lúc này nhiều người sẽ nghĩ 20 đơn vị là chưa đủ, lần sau sẽ tiêm 22 đơn vị. Nếu insulin không bị chảy ra từ dưới da, lượng đường trong máu có thể giảm.

Lượng tiêm thích hợp là bao nhiêu?

Bệnh nhân thường không để ý đến lượng insulin bị chảy ra và luôn băn khoăn tại sao lượng đường trong máu không giảm xuống. Từ đó có suy nghĩ thắc mắc không biết lượng insulin bao nhiêu là phù hợp với bản thân và tiêm nhiều có hạ đường huyết không. Ngoài ra, bệnh nhân còn có suy nghĩ rằng những giá trị đo được không còn đáng tin cậy nữa.

Đây là những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân điều trị insulin. Bệnh nhân thường bồn chồn, cảm thấy lo lắng về những gì đang xảy ra với bản thân và trở nên không tin bất cứ điều gì bác sĩ nói.

Xử lý khi insulin chảy ra từ dưới da

Những người tiêm insulin trong nhiều năm sẽ luôn tiêm vào những vị trí thường tiêm. Dù tiêm ở vị trí nào, việc insulin bị chảy ra đều có thể xảy ra.

Trong những trường hợp như vậy thì nên làm thế nào? Có một phương pháp là tính toán trước lượng bị chảy ra và tiêm lượng lớn hơn.

Hãy cố gắng xoa lên xuống phần da tại chỗ tiêm, sau đó tiêm insulin vào. Do phần da bị tiêm sẽ trở về trạng thái ban đầu sau khi tiêm xong và rút kim ra nên sẽ xuất hiện một lớp “ngăn cách” giữa lỗ cắm kim tiêm và phần da bị tiêm, điều này có thể ngăn ngừa việc insulin bị chảy ra.