Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường type 1

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 gây ra là do tế bào β tuyến tụy không sản xuất insulin. Để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 sẽ có những tiêu chuẩn chẩn đoán riêng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường type 1
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường type 1

Tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh mà các tế bào tụy bị phá hủy nên không thể tiết ra insulin (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không thể tiết ra insulin hoặc chỉ có thể tiết được một lượng nhỏ. Nếu không có insulin, glucose không thể được chuyển đến tế bào, đường sẽ tràn vào mạch máu. Ban đầu, đường này được sử dụng như một nguồn năng lượng, tuy nhiên nếu có quá nhiều đường trong mạch máu, lượng đường này sẽ tích lũy trong các thành mạch máu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim, thận, mắt, thần kinh,…

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

Các dấu hiệu thường của tiểu đường type 1 thường khó phát hiện, nhưng các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và dễ dàng phát hiện như:

  • Khát nước nhiều
  • Nhanh đói mặc dù mới ăn xong
  • Khô miệng
  • Đau bụng và nôn
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đang ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói
  • Mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Thở hít vào nhanh, sâu (hay còn gọi là kiểu thở Kussmaul)
  • Hay bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo
  • Hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng
  • Đái dầm vào ban đêm ở trẻ mà trước đó không có đái dầm

Dấu hiệu cấp cứu với bệnh tiểu đường type 1 bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Thở nhanh
  • Mùi trái cây cho hơi thở của bạn
  • Đau bụng
  • Mất ý thức (hiếm khi xảy ra)

Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường type 1
Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tiểu đường type 1 bao gồm:

Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c Test)

• Hemoglobin là sắc tố mang oxy khiến máu màu đỏ tươi và cũng là protein chiếm ưu thế trong các tế bào hồng cầu. Khoảng 90% huyết sắc tố là huyết sắc tố A. Mặc dù một thành phần hóa học chiếm 92% hemoglobin A, nhưng khoảng 8% hemoglobin A được tạo thành từ các thành phần nhỏ có chút khác biệt về mặt hóa học, bao gồm hemoglobin A1c, A1b, A1a1 và A1a2. Hemoglobin A1c (HbA1c) là một thành phần nhỏ của hemoglobin có liên kết với glucose. HbA1c đôi khi cũng được gọi là glycated, glycosylated hemoglobin, hoặc glycohemoglobin.

• Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của người bệnh. Do HbA1c không bị ảnh hưởng do dao động ngắn hạn của nồng độ glucose trong máu (ví dụ người bệnh mới ăn xong) nên các bác sĩ sẽ lấy máu của người bệnh để xét nghiệm HbA1c mà không cần quan tâm đến bữa ăn gần nhất của người bệnh.

• Đối với những người khỏe mạnh, mức HbA1c thấp hơn 6% tổng lượng huyết sắc tố. Nếu có hai lần xét nghiệm riêng biệt có kết quả từ 6,5% có thể là dấu hiệu người bệnh đang mắc bệnh tiểu đường.

• Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể bị trì hoãn hoặc ngăn ngừa nếu mức người bệnh giữ HbA1c dưới 7%. Do đó, việc khuyến cáo rằng điều trị bệnh tiểu đường đã hướng đến mục tiêu điều trị giữ mức HbA1c của người bệnh gần với mức bình thường nhất có thể (<6%) mà không bị hạ đường huyết.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (Random blood sugar test)

Nếu kiểm tra đường huyết của người bệnh tại một thời điểm bất kỳ trong ngày cho kết quả từ 200 mg/dL hoặc cao hơn thì đây là dấu hiệu cho thấy người bệnh có thể mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose)

Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm này vào buổi sáng, trước khi người bệnh ăn. Người bệnh có thể mắc tiểu đường nếu mức độ đường huyết từ 126 mg/dL hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm riêng biệt.

Biện pháp cơ bản điều trị bệnh Tiểu đường type 1

  • Chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lí.
  • Tập thể dục đều đặn: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Kiểm soát đường huyết: đối với tuýp 1 thì kiểm soát bằng insulin ngoại sinh là chủ yếu. Dùng theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết. Các loại insulin gồm có: insulin thường (tác dụng rất nhanh và nhanh, insulin Lispro, Actrapid..), insulin bán chậm (NPH, Lente..), insulin chậm (ultralente..), insulin hỗn hợp (Mixtard..), insulin nền (Lantus).
  • Kiểm soát huyết áp: ưu tiên ức chế men chuyển/ức chế thụ thể khi có biến chứng thận (captopril, ibesartan, losartan..).

>> Xem thêm: Tiền tiểu đường là nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường