Bệnh tiểu đường có thể tìm đến bất kỳ lứa tuổi và giới tính nào. Vậy những người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất. Chính vì thế việc phải thường xuyên duy trì việc kiểm tra đường huyết khi bắt đầu nghi ngờ bệnh, đặc biệt nếu thuộc 5 nhóm đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Những đối tượng dễ bị bệnh tiểu đường
Trước đây bệnh nhân mắc đái tháo đường thường ở tuổi sau 40. Hiện nay, những ca lâm sàng phát hiện trẻ ở 5-8 tuổi mắc bệnh. Nguyên nhân là di truyền, lối sống ít vận động làm gia tăng tỷ lệ béo phì. Trẻ nhỏ mắc bệnh do ăn uống, ngồi xem tivi quá nhiều.
Có 2 type đái tháo đường (tiểu đường) chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2:
Tiểu đường tuýp 1: Trước đây gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin. Bệnh thường gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi, nguyên nhân là do thiếu insulin gần như hoàn toàn nên bắt buộc phải điều trị bằng insulin từ đầu.
Bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ là bệnh tiểu đường tuýp 1 rất nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Tiểu đường tuýp 2:Trước đây gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Bệnh thường gặp ở người trên 30 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do kháng insulin và có thể do cả thiếu insulin nữa. Có thể điều trị bệnh bằng chế độ ăn và các thuốc uống nhưng cũng có thể phải điều trị bằng insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn tuýp 1, chiếm khoảng 75-85% tổng số bệnh nhân tiểu đường.
Các đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Do ít có biểu hiện rõ ràng nên nhiều bệnh nhân sau khi bệnh đã tiến triển nặng mới bắt đầu phát hiện và điều trị. Chính vì thế bạn phải thường xuyên duy trì việc kiểm tra đường huyết khi bắt đầu nghi ngờ bệnh, đặc biệt nếu thuộc 5 nhóm đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau.
Người trên 40 tuổi
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2017 thế giới có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường. Tuổi từ 20 – 79. Dự báo năm 2045 con số này sẽ tăng lên gần 630 triệu.
Nếu tiểu đường tuýp 1 chủ yếu gặp ở trẻ em hay còn gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin thì tiểu đường tuýp 2 lại xảy ra ở người lớn đặc biệt là từ 40 tuổi trở lên.
Được biết, bệnh tiểu đường type 2 không phụ thuộc insulin. Là một căn bệnh mạn tính theo người bệnh suốt cuộc đời. Trước đây thường gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi tuy nhiên hiện nay có xu hướng trẻ hoá rất nhanh.
Người béo phì hoặc thừa cân
Đây là nhóm người dễ bị mắc bệnh nhất trong các nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2. Đó là do cơ thể có nhiều mô mỡ, các tế bào sẽ trở nên kháng insulin dẫn đến việc dung nạp glucose kém.
Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, tốt nhất nên điều chỉnh chế độ ăn, nạp nhiều chất xơ. Hạn chế đường, ăn nhiều rau xanh để cải thiện.
Bên cạnh đó, bị thừa cân do ít vận động cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Nói một cách đơn giản, khi bạn không vận động, quá trình chuyển hóa glucose cũng bị hạn chế chức năng chuyển hóa thành năng lượng. Tế bào insulin trở nên kém nhạy cảm từ đó dẫn đến việc dễ mắc tiểu đường tuýp 2.
Gia đình có người thân bị tiểu đường
Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường dễ khiến các thành viên thế hệ tiếp theo bị mắc bệnh. Nếu cảm thấy nghi ngờ, không chắc chắn vì tình trạng của mình, tốt nhất nên đi kiểm tra.
Bệnh huyết áp cao
Trong số 6 nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2. Bệnh huyết áp cao có mối liên hệ trực tiếp với bệnh tiểu đường. Trường Đại học Oxford đã tiến hành nghiên cứu trên 4 triệu người và đưa ra kết quả những người mắc bệnh huyết áp cao dễ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 70% so với người có mức huyết áp bình thường.
Lượng đường huyết tăng cao được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide trong hệ động mạch. Dễ dẫn đến xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp.
Phụ nữ bị đái tháo đường đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ khá phổ biến và đôi khi chiếm 3% – 20% số trường hợp mang thai. Tai phụ được khuyên nên đi khám thai đúng hẹn, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tập thói quen sống lành mạnh trong giai đoạn mang thai.