Trẻ sơ sinh bị tiểu đường và những điều bạn cần biết

Trẻ sơ sinh bị tiểu đường và những điều bạn cần biết

Trẻ sơ sinh có bị tiểu đường không? Tiểu đường là căn bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh cũng bị tiểu đường. Đặc biệt, tiểu đường ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện và việc điều trị cũng không dễ dàng.

Thông tin cơ bản về tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tiểu đường là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa đường trong máu làm lượng đường trong máu bị tăng lên. Tiểu đường ở trẻ sơ sinh không thường xảy ra ở giai đoạn sơ sinh của trẻ mà xảy ra vào trước khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi.

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh
Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiểu đường

  • Trẻ sơ sinh bị tiểu đường là do di truyền từ cha mẹ, stress làm gia tăng các nội tiết tố liên quan đến đường huyết, do đột biến gen…
  • Trong điều kiện phát triển bình thường thì trẻ phải tăng nhưng lại giảm cân đột ngột.

Tiểu đường ở trẻ sơ sinh được phân thành 3 loại

  • Tiểu đường sơ sinh thoáng qua
  • Tiểu đường sơ sinh kéo dài
  • Tiểu đường sơ sinh kết hợp hội chứng

Dấu hiệu nhận trẻ sơ sinh bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh tuy khó phát hiện nhưng vẫn có những biểu hiện của trẻ sơ sinh bị tiểu đường giúp cha mẹ nhận biết để đưa trẻ đi khám và điều trị đúng thời điểm.

Khát nước, bú nhiều và đi tiểu nhiều

Khát nước, bú nhiều và đi tiểu nhiều là biểu hiện điển hình nhất khi trẻ sơ sinh bị bệnh. Vì lượng đường trong máu trẻ bị tích tụ nhiều khiến cho thận phải làm việc liên tục để lọc, hấp thụ lượng đường dư thừa. Nên bé thèm bú, uống nước nhiều và đi tiểu nhiều lần.

Dễ nhận biết hơn ở trường hợp này đó chính là trẻ sơ sinh khi đi tiểu sẽ thấy kiến bu vào vì trong nước tiểu của trẻ có chứa đường.

Hay có cảm giác đói và mệt mỏi, ngủ nhiều

Trẻ có những cơn đói rất dữ dội, kéo dài và xảy ra thường xuyên, kể cả khi trẻ vừa ăn xong cũng đã thấy đói. Điều này là do sự thiếu insulin làm giảm trầm trọng lượng đường trong cơ thể khiến giảm đi năng lượng cần thiết cho cơ thể. Khiến cho cơ thể bé cần phải nạp thêm chất khiến nhanh đói, nếu không được nạp thêm sẽ bị mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Ngoài ra, bé cũng ngủ nhiều hơn mức bình thường là 3 – 4 giờ đồng hồ để giảm thiểu sự hoạt động.

Trẻ sơ sinh bị tiểu đường thường ngủ nhiều
Trẻ sơ sinh bị tiểu đường thường ngủ nhiều

Sút cân bất thường

Trẻ mau đói, ăn nhiều hơn nhưng các mô trong cơ thể trẻ sẽ không nhận được năng lượng từ nguồn thức ăn mà lấy năng lượng dự trữ từ mô mỡ của cơ thể. Chính vì thế, trẻ sẽ bị sụt cân 1 cách bất thường dù dinh dưỡng và các bữa ăn đầy đủ.

Khả năng nhìn mờ

Đường trong máu tăng cao dẫn đến rút dịch từ mô thủy tinh thể của mắt làm điều chỉnh tiêu cự của bé, khiến bé nhìn mọi thứ đều mờ. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ khiến cho võng mạc bị tổn thương, gây nên mù lòa.

Dễ bị kích động, cáu gắt và khóc nhiều

Dễ bị kích động, cáu gắt, hay khóc nhiều mà không liên quan đến các tác động bên ngoài thì đây là những dấu hiệu bất thường mà cha mẹ nên để ý để đưa trẻ đi khám.

Dấu hiệu nhận biết khác

Ngoài những dấu hiệu trên thì nếu bệnh của trẻ bước sang giai đoạn nặng thì sẽ có các biểu hiện như: Co giật, hôn mê, lơ mơ, thở nhanh, nhiễm trùng, đau bụng, mất tri giác.

Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ sơ sinh

Để kiểm soát đường huyết trẻ sơ sinh tăng cao thì cần tuân theo những biện pháp sau:

  • Có phương pháp và chế độ ăn uống khoa học cho bé ngay từ khi mới sinh.
  • Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên cho trẻ. Đặc biệt là xét nghiệm chỉ số đường huyết của trẻ sơ sinh.
  • Có chế độ luyện tập thể dục nhẹ nhàng hợp lý cho trẻ.

Điều trị tiểu đường sơ sinh

Cũng giống như bệnh tiểu đường ở người lớn thì trẻ sơ sinh bị tiểu đường, để điều trị thành công thì cần kiểm soát đường huyết trẻ sơ sinh.

  • Giai đoạn đầu: Trẻ phải thử máu cũng như tiêm thuốc nhiều lần trong ngày.
  • Giai đoạn lâu dài: Xét nghiệm phân tích gen để có được phương pháp điều trị phù hợp. Để điều trị bằng insulin thì cần phải xem xét xem trẻ có thể tiêm hay uống thuốc.

Bạn muốn biết thêm về: