Những chú ý cho dành bệnh tiểu đường trong đại dịch Covid - 19

Những chú ý cho dành bệnh tiểu đường trong đại dịch Covid – 19

Những người bệnh tiểu đường trong đại dịch Covid – 19 cần đặc biệt chú ý hơn đến sức khỏe của mình. Bởi vì những người mắc bệnh tiểu đường có bị biến chứng nặng hơn so với người không mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường trong đại dịch Covid – 19

Có đến 25% số những người bệnh mắc Covid – 19 diễn biến nặng kèm theo bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có nhiều khả năng sẽ biến chứng nặng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn người khỏe. Nguyên nhân chính là do lượng đường huyết trong máu cao làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu khiến cho người bệnh giảm khả năng chống lại virus.

Nếu người bệnh tiểu đường còn kèm thêm các bệnh lý khác như bệnh tim, bệnh phổi thì khả năng nhiễm bệnh còn cao hơn. Và nếu mắc Covid – 19 thì khả năng người bệnh bị biến chứng nhiễm ceton do tiểu đường cũng sẽ cao. Bởi nhiễm ceton do đái tháo đường xảy ra khi nồng độ axit ketone tích tụ nhiều trong máu.

Bệnh tiểu đường trong đại dịch Covid - 19
Bệnh tiểu đường trong đại dịch Covid – 19

Người bệnh tiểu đường nếu mới bị nhiễm Covid – 19 có phản ứng nguy hiểm sẽ được gọi là bị nhiễm trùng huyết. Để điều trị nhiễm trùng huyết rất phức tạp, các bác sĩ phải quản lý chắt chẽ tất cả các mức chất lỏng và chất điện giải của cơ thể người bệnh. Bởi vì nhiễm ceton do tiểu đường nên người bệnh bị mất chất điện giải, dẫn đến bệnh nhiễm trùng huyết.

Vậy người bệnh tiểu đường trong đại dịch Covid – 19 cần làm gì?

Covid -19 có thể khiến cho người bệnh giảm đi sự thèm ăn, ăn ít hơn điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Vì thế để đảm bảo sức khỏe trong đại dịch thì người bệnh tiểu đường cần:

Có chế độ ngủ khoa học

  • Ngủ đủ giấc và tuân thủ theo đúng nhịp điệu sinh học của cơ thể.
  • Không thức khuya hay dậy sớm quá.

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Vẫn tiếp tục duy trì chế độ ăn kiêng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không thay đổi chế độ ăn uống khác với lời khuyên của bác sĩ.
  • Uống đủ nước từ 1 đến 1,5 lít/ngày.
  • Hạn chế dùng các đồ uống có cồn.
  • Không hút thuốc lá.

Luyện tập thể dục thể thao

  • Duy trì tập thể dục 30 phút/ngày
  • Tập kết hợp các bài tập có cường độ nhịp điệu nhẹ nhành đến cường độ mạnh phù hợp với tình trạng sức khỏe như: chạy bộ, chạy xe đạp, bơi.
  • Không để nghỉ tập quá 2 ngày.
Bệnh tiểu đường trong đại dịch Covid - 19 cần luyện tập thể dục thể thao
Bệnh tiểu đường trong đại dịch Covid – 19 cần luyện tập thể dục thể thao

Hãy giúp cơ thể

  • Cải thiện sức khỏe bằng cách tham gia vào các hoạt động cùng gia đình, cộng đồng.
  • Giảm tối đa nguy cơ bị biến chứng tiểu đường.
  • Ổn định huyết áp và đường huyết.

Dùng thuốc đúng liều lượng cho phép

  • Tiếp tục dùng thuốc theo đơn đã kê của bác sĩ.
  • Theo dõi thường xuyên đường huyết và ceton.
  • Uống đủ thuốc theo đơn cho khoảng thời gian 2-4 tuần, nhất là đối với người bệnh đang phải điều trị bằng insulin dạng tiêm.

Theo dõi định kỳ đường huyết thường xuyên

  • Nếu có các biểu hiện như mệt, vã mồ hôi, ho sốt, ho hay nhiễm trùng chân cần theo dõi sát sao hàng ngày.
  • Trong trường hợp đường huyết dao đông nhiều > 10 mmol/l hay < 4mmol/l cũng cần theo dõi nhiều lần hơn
  • Đối với người bệnh đái tháo đường type-1, cần chuẩn bị sẵn máy và que thử ce-tôn để kiểm tra thường xuyên bất cứ lúc nào.

Khi nào cần đến phòng khám hay bệnh viện

  • Nếu bệnh nhân thấy mệt nhiều, đau ngực, khó thở hay nhiễm trùng chân hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chuẩn đoán về tình trạng hiện tại của bệnh.
  • Khi kiểm tra đường huyết thấy dao động nhiều cũng cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Làm gì khi có các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi hay sốt?

  • Liên hệ ngay đến đường dây của các cơ sở kiểm soát dịch. Nên liên hệ trước bằng điện thoại, tránh tiếp xúc với nhiều người.
  • Tiếp tục uống thuốc theo đơn và duy trì chế độ ăn uống, luyện tập nếu có thể.

Cùng tìm hiểu thêm về: